Anonymous participant – 2025-05-08 12:21:22
L**iên quan đến chủ đề “huỷ kết quả đạt giải Nhất Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm 2024 – 2025″ tôi nghĩ đây là một quyết định đúng đắn và phù hợp và kịp thời của cơ quan quản lý. **
Việc tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học cho học học sinh THCS và THPT là điều nên làm, các nước trên thế giới cũng có nhiều cuộc thi như thê để khuyến khích sự đam mê nghiên cứu khoa học của các em học sinh. Do đó việc tổ chức các cuộc thi này ở nước ta là việc cần làm, tuy nhiên hãy cần đưa nó đúng về vị trí và gia trị, và đặc biệt các đề tài cần phù hợp với đối tượng người học.
* Thử nghiên cứu lại các đề tài được giải thưởng quốc gia, và vào trong cuối cùng của cuộc thi ISEP quốc tế đến từ Việt Nam, thực sự ngỡ ngàng về tính hoành tráng và khó của các đề tài! Vị dụ như danh sách các đề tài vào vòng cuối cùng của cuộc thi ISEF quốc tế 2023, trong đó có 07 đề tài đến từ Việt Nam, như trong link này: https://sspcdn.blob.core.windows.net/files/Documents/SEP/ISEF/2023/Attendees/Programs/Book.pdf
* Và danh sách 07 đề tài đến từ VN được chụ trong hình đính kèm, và tạm dịch như sau:
**1. BCHM030 – Băng Hydrogel Đa Chức Năng Tiêm Được Gồm Alginate và Thảo Dược Rhodomyrtus tomentosa để Điều Trị Vết Thương Mãn Tính**
Tác giả: Thanh Khoi Nguyen, 17, Junior, Huynh Man Dat Upper Secondary for the Gifted, Rach Gia, Kien Giang, Vietnam; T: Thi Phuong Le
**2. BMED059T – Khả Năng Tương Thích Sinh Học và Hoạt Tính Bảo Vệ Phóng Xạ của Nanomelanin Chiết Xuất từ Mực Ống trên Tế Bào Gốc Trung Mô Dây Rốn Người**
Tác giả: Trong Phuc Nguyen, 18, Senior, Duc Manh Vu, 18, Senior, Le Hong Phong High School for the Gifted, Nam Dinh, Nam Dinh, Vietnam; T: Thanh Xuan Tran
**3. CBIO066T – Hiệu Ứng Dược Lý Thần Kinh của Tinh Dầu từ Lá và Quả Litsea cubeba Dựa trên Dược Lý **
Tác giả: Thi Mai Anh Nguyen, 18, Senior, Binh Giang Binh Nguyen, 18, Senior, HUS High School for Gifted Student, Hanoi, Vietnam; T: Son Hoang
**4. ETSD057T – CEREPAD: Thiết Bị Hỗ Trợ cho Hệ Thần Kinh và Cơ Xương dành cho Trẻ Em Bại Não Co Cứng**
Tác giả: Hoang Ha Anh Le, 18, Senior, Duc Dung Vu, 15, Sophomore, Tran Phu Gifted High School, Hai Phong, Vietnam; T: Thi Hai Ly Nguyen
**5. MATS051T – Nghiên Cứu Tổng Hợp Vật Liệu Polyme Siêu Hấp Thụ từ Tinh Bột Sắn và Ứng Dụng Sản Xuất Hydrogel Chống Cháy**
Tác giả: Thao Uyen Le, 17, Junior, Le Viet Hoang Nguyen, 16, Junior, Tuyen Quang Upper Secondary for the Gifted, Tuyen Quang, Tuyen Quang, Vietnam; T: Chau Thien Hoang
**6. ROBO064T – I-Krobs: Robot Phân Phát Viên Nang I-ốt Natri I-131 Xạ Trị Đường Uống cho Bệnh Nhân Mắc Bệnh Tuyến Giáp**
Tác giả: Trung Kien Do, 15, Sophomore, Duc Soat Nguyen, 15, Sophomore, Tran Phu Gifted High School, Hai Phong, Vietnam; T: Thi Hai Ly Nguyen
**7. ROBO065T – Mô Hình Robot Bốn Chân Hỗ Trợ Tìm Kiếm và Cứu Hộ Người trong Khu Vực Bị Sạt Lở Đất**
Tác giả: Minh Duc Le, 17, Junior, Le Trung Kien Nguyen, 17, Junior, Le Hong Phong High School for the Gifted, Ho Chi Minh, Vietnam; T: Thinh Le
* Dự vào tên, và độ hoành tráng, và khó của các đề tài tôi chú ý đến đề tài: ” 2. BMED059T – Khả Năng Tương Thích Sinh Học và Hoạt Tính Bảo Vệ Phóng Xạ của Nanomelanin Chiết Xuất từ Mực Ống trên Tế Bào Gốc Trung Mô Dây Rốn Người”! Và thực sự bất ngờ:
1. Người hướng dẫn là TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung – Giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng lại hướng dẫn cho nhóm học sinh từ Trường chuyên Lê Hồng Phong Nam Định? (câu hỏi, tại sao ko hướng dẫn cho học sinh chuyên sinh của Trường chuyên KHTN nhỉ?)
2. TS. Nhung cam kết là các học sinh trung học phổ thông thực hiệt tất cả các việc từ lên ý tưởng nghiên cứu, thực hiện các thí nghiệm đòi hỏi kỹ năng và kiến thức sâu như như nuôi cấy tế bào, biệt hoá tế bào, phản ứng MTT, thí nghiệm hàn gắn vết thương v.v.
3. Mặc dù là học sinh ngoài Trường tự nhiên, nhưng TS Nhung lại đùng các hoá chất, vật liệu từ đề tài của ĐHQGH và Quỹ VINIF đề dùng cho họ thí nghiệm và đi thi nghiên cứu khoa học (Cái này ko rõ có đúng về liêm chính khoa học ko?)
Phân tích sơ qua chỉ 01 đề tài trên có thể thấy sự phi lý, và khó có thể để 01 nhóm học sinh THCS hoặc THPT thực hiện được các đề tài như trên, và tiềm ẩn nhiều yếu tố vi phạm liêm chính (như khai thông tin ko đúng, sử dụng sai nguồn tài trợ, dạy học sinh THPT làm nghiên cứu khoa học kiểu ăn sổi – không làm/hoặc tham gia kiểu cữu ngựa xem hoa v.v. mà vẫn có tên trong các công trình công bố) v..
* **Kết luận: Thiết nghĩ cơ quan quản lý tổ chức cuộc thi là đúng, và phù hợp với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đam mê của các em. Nhưng cần xem lại quy trình, ban giám khảo, và yêu cầu đầu bài để phù hợp với đối tượng đi thi**
Statistics:
Likes: 208, Shares: 33, Comments: 17
Like Reactions: 149, Haha Reactions: 50, Wow Reactions: 6, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0