Anonymous participant – 2025-05-02 08:35:18
Nhóm tác giả, trong đó có TS. Trương Thị Cẩm Trang (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM) có dấu hiệu gian lận khoa học. Hai bài báo (trích nguồn bên dưới) có nhiều nét tương đồng về một số kết quả bên trong.
Bài báo 1 (xuất bản năm 2016):
[https://vjol.info.vn/index.php/JSTD/article/view/25237/21558]
Bài báo 2 (xuất bản năm 2019):
[https://doi.org/10.2298/JSC180606085T]
Trước tiên, kết quả phân tích SEM các mẫu màng (Hình 1) có sự tương đồng về mặt hình ảnh giữa hai bài báo. Hình ảnh SEM (a), (b), (c), (d), (e), (f) ở bài báo 1 lần lượt có sự tương đồng bất ngờ đối với hình ảnh SEM (h), (e), (g), (d), (c), (f) ở bài báo 2. Trong đó, thứ tự của mẫu được giữ nguyên cũng có, và bị đảo lộn lung tung cũng có. Không những thế, trong bài báo 2, hình ảnh SEM (b) và (h) là hoàn toàn giống nhau. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có phải nhóm tác giả đã có “sự nhầm lẫn” gì hay không?
Thứ hai, kết quả phân tích một số tính chất cơ lý của các mẫu màng CS/Ze (Hình 2) cũng có sự tương đồng đáng kinh ngạc khi kết quả Chiều rộng và Độ bền kéo của các mẫu ở bài báo 2 có sự sai khác không đáng kể (nếu không muốn nhận xét một cách chủ quan là sự làm tròn các chữ số kết quả) so với ở bài báo 1.
Thứ ba, kết quả loại bỏ kim loại nặng của các mẫu màng (Hình 3) cũng xuất hiện nhiều điểm có dấu hiệu vi phạm liêm chính. Các kết quả dường như bị đổi chéo thứ tự ký hiệu mẫu cho nhau. Cụ thể là đối với kết quả loại bỏ Pb ở cả hai bài báo, các cột hiệu suất bị thay đổi ký hiệu qua lại. Tình trạng trên cũng xảy ra đối với các nguyên tố khác. Các kết quả loại bỏ Cd và As của bài báo 2 dường như là sự “phối trộn” và “đảo trộn” của các kết quả loại bỏ Hg, As, Cr, Cd từ bài báo 1.
Shared link: https://vjol.info.vn/index.php/JSTD/article/view/25237/21558
Statistics:
Likes: 304, Shares: 24, Comments: 25
Like Reactions: 223, Haha Reactions: 6, Wow Reactions: 66, Love Reactions: 6, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 0