Alméry Jacqueline – 2025-02-24 12:15:45
Cụm từ vô nghĩa và không tồn tại trong tài liệu học thuật “***vegetative electron microscopy***” (tạm dịch: “kính hiển vi điện tử thực vật”?!) được phát hiện trong hơn 20 bài báo đăng trên nhiều tạp chí quanh thời điểm năm 2020. Nguồn gốc của cụm từ này được phỏng đoán như sau. Một bài báo công bố từ năm 1959 trên tạp chí Bacteriological Reviews với định dạng văn bản gồm hai cột, trong đó từ “***vegetative***” nằm ở cột bên trái, ngay đối diện với cụm “***electron microscopy” ***ở cột bên phải. Có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã nhặt những từ này rồi ghép lại với nhau để tạo ra “*vegetative electron microscopy*”. Các tác giả dùng trí tuệ nhân tạo để viết bài đã vô tình sao chép cụm từ này.
Những cụm từ vô nghĩa hoặc bị xuyên tạc (tortured phrases) là một trong nhiều dấu hiệu nhận diện bài báo do trí tuệ nhân tạo viết cũng như sản phẩm của các lò bán bài (paper mills).
Trong số những bài báo chứa cụm từ vô nghĩa “*vegetative electron microscopy*”, một bài trên tạp chí Environmental Science and Pollution Research của nhà xuất bản Springer Nature đã bị gỡ bỏ. Bài này từng được rao bán các vị trí tác giả trên Telegram trước khi công bố.
https://pubpeer.com/publications/8AF14503BCD28365A0C945BA3AF188
Tác giả cuối của bài này là Rafael Luque, đầu nậu đứng tên chung với rất nhiều người từ Việt Nam, trong đó có GS.TSKH. Bùi Văn Ga, Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Cơ khí – Động lực và PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.
Đầu nậu Rafael Luque có hàng loạt bài bị gỡ bỏ do gian lận và hàng trăm bài bị đặt nghi vấn trên PubPeer. Người này đã bị Đại học Córdoba, Tây Ban Nha đuổi việc vì bán bài cho các trường ở Saudi Arabia và Nga.
https://tuoitre.vn/nha-khoa-hoc-duoc-trich-dan-nhieu-nhat-the-gioi-bi-trung-phat-vi-lam-them-20230403141550704.htm
Một bài khác của Rafael Luque cũng chứa cụm từ “*vegetative electron microscopy*” đăng trên tạp chí Materials của nhà xuất bản MDPI. Ngoài “*vegetative electron microscopy*”, bài báo của đầu nậu này còn chứa những từ vô nghĩa khác như “*extracellular cells*” (“tế bào ngoại bào”?!) và hàng loạt trích dẫn không liên quan. Nhà xuất bản MDPI không những không gỡ bài này mà còn cho nhóm tác giả sửa bài.
https://pubpeer.com/publications/7C9F0CCD493B1129135A3A918B0AAB
Cụm từ “*vegetative electron microscopy*” cũng xuất hiện trong một bài báo đăng trên tạp chí Industrial Crops and Products thuộc nhà xuất bản Elsevier. Bài này còn chứa rất nhiều tự trích dẫn. Tác giả cuối của bài báo là Vijay Kumar Thakur, editor của chính tạp chí và có rất nhiều bài bị đặt nghi vấn trên PubPeer.
Khi được hỏi về bài này, đại diện nhà xuất bản Elsevier cho biết tổng biên tập tạp chí Industrial Crops and Products hài lòng với cụm từ “*vegetative electron microscopy*”* *vì đây là cách viết ngắn gọn của “electron microscopy of vegetative structures” (tạm dịch: “kính hiển vi điện tử quan sát các cấu trúc thực vật”). Tuy nhiên, trong bài báo của Vijay Kumar Thakur, kính hiển vi điện tử được dùng để quan sát màng cellulose của vi khuẩn chứ không phải của thực vật.
https://pubpeer.com/publications/0F56B4CFC4FCC378C905F7D28CE46F
Shared link: https://pubpeer.com/publications/8AF14503BCD28365A0C945BA3AF188
Statistics:
Likes: 259, Shares: 20, Comments: 28
Like Reactions: 165, Haha Reactions: 73, Wow Reactions: 9, Love Reactions: 4, Sad Reactions: 6, Angry Reactions: 0