Anonymous participant – 2025-01-29 23:05:27
Những góp ý “khó nghe” về Khoa học
Ở bất kỳ tổ chức nào muốn tiếp tục phát triển lành mạnh thì có lẽ cần tôn trọng những ý kiến không giống số đông (nhưng vẫn trong khuôn khổ của luật pháp). Chứ nếu tất cả đều a dua, vỗ tay ầm ầm thì…
Trên tinh thần đó, xin góp ý vài điều về phát triển Khoa học:
1. Quan tâm số 1 đến…Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV)
Cách đây nhiều năm, trong Hội nghị tổng kết năm, PTT Vũ Đức Đam (hồi đương chức) đã nhắc nhở “khéo” cán bộ của Bộ KH&CN về cách phát âm về tên gọi của Bộ này. Vì nhiều cán bộ ở đây hay gọi là Bộ Khoa học Công nghệ mà thiếu đi từ “và”. Có nghĩa là trong thâm tâm họ dường như chỉ hướng đến các ngành công nghệ – kỹ thuật. Trong khi Khoa học thì rộng lớn hơn nhiều, vì còn bao hàm cả KHXH&NV
Thực tế vừa qua, có 2 cán bộ cấp cao của chúng ta (một người đã mất) đã và đang lãnh đạo đất nước ngày càng đổi mới (theo hướng tốt hơn). Họ có thể được coi có gốc gác là những trí thức thuộc khối KHXH&NV
Và trước kia, lãnh tụ vĩ đại và học trò của Người là bác Võ Nguyên Giáp…cũng có thể được coi là những tinh hoa của KHXH&NV.
Đó là những ví dụ tiêu biểu cho thấy sức mạnh của KHXH&NV lớn lao như nào.
Do đó, chính sách cho khoa học phải hướng đầu tiên đến phát triển lĩnh vực này, đến những trí thức thuộc lĩnh vực này. Thu nhập của họ cần được nâng lên hơn nữa.
2. Khoa học không thể phát triển nếu Giáo dục và Đào tạo không được đầu tư
– ở 2 thành phố lớn cả nước, phải xây thêm trường lớp để tránh quá tải, để các “mầm non của đất nước” được phát triển toàn diện, thay vì chỉ học để phục vụ các kỳ thi.
– Cần lập Quỹ học bổng cấp Quốc gia để hỗ trợ cho sinh viên nghèo và cận nghèo. Vì số tiền Ngân hàng chính sách cho vay + tiền đi làm thêm…có thể chưa đủ để các em trang trải học phí. Mà thường thì Tạo Hóa rất công bằng, hay “phân bổ” những sinh viên ưu tú vào các gia đình khó khăn.
– Cần có thêm các chính sách để phát triển đồng đều các trường ĐH, tăng ngân sách đầu tư cho ĐH.
3. Tăng lương, giảm báo cáo
– Hãy thí điểm với Viện Toán: bằng cách tăng lương cho các nhà khoa học ở đây (khoảng 30-50 triệu/tháng). Không cần họ viết đề tài, báo cáo nghiệm thu, giải trình chi tiêu bằng thuê khoán chuyên môn…
Chỉ cần trong 5 năm được hưởng lương, họ cần tổng kết xem đã cống hiến được điều gì mới mẻ cho Toán học, đóng góp được gì cho cộng đồng…Nếu tốt thì tiếp tục trả lương cao cho 5 năm sau.
– Tương tự với các nhà khoa học cơ bản ở các nơi khác.
– Nhưng với Khoa học Ứng dụng thì không nên bao cấp. Mà chuyển sang cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi.
4. Dùng các thầy giáo uy tín, đã nghỉ hưu…để đánh giá các kết quả nghiên cứu sử dụng Ngân sách
Vì họ sẽ là những người dám nói thẳng, nói thật, không bao che cho sự dối trá…
5. Công khai các kết quả nghiên cứu sử dụng Ngân sách
Tuy đã có quy định về việc này nhưng việc thực hiện còn hạn chế. Nên phải xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức không chấp hành.
Công khai là để toàn xã hội giám sát, giúp hạn chế gian dối trong khoa học, để tập trung nguồn lực cho những người làm việc trung thực, tử tế.
(ảnh trong bài: một nhà khoa học khối KHXH&NV có nhiều đóng góp cho khoa học Lịch sử).
Statistics:
Likes: 178, Shares: 25, Comments: 23
Like Reactions: 132, Haha Reactions: 5, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 38, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0