Anonymous participant – 2024-12-05 13:25:06
Bài có một số ý tốt nhưng lại sai lầm nghiêm trọng khi xem xếp hạng đại học là công cụ công ích, trong khi trên thực tế, xếp hạng đại học chỉ là công cụ kinh doanh, kiếm rất nhiều tiền của các doanh nghiệp tư nhân chạy theo lợi nhuận.
Việc thay đổi các tiêu chí xếp hạng không bao giờ giải quyết được vấn đề gian lận. Định luật Goodhart phát biểu rằng khi một thước đo trở thành mục tiêu, thước đo đó không còn hiệu quả nữa. Những trường đang gian lận xếp hạng sẽ tiếp tục gian lận theo cách mới nhằm thao túng các tiêu chí mới!
“Nhiều học giả và nhiều bằng chứng nghiên cứu đi trước đã khẳng định những hệ quả tiêu cực tiềm năng của việc lạm dụng xếp hạng.
Thứ nhất, tập trung quá mức vào sự cạnh tranh, sao nhãng mục tiêu giáo dục.
Thứ hai, thiếu khách quan trong lựa chọn trường đại học cho người học. Sinh viên có thể dựa quá nhiều vào bảng xếp hạng để đưa ra quyết định chọn trường, mà không cân nhắc đến các yếu tố khác như vị trí địa lý, chuyên ngành, chi phí và chất lượng chăm sóc đời sống sinh viên.
Thứ ba, thúc đẩy vi phạm liêm chính. Sự ám ảnh với bảng xếp hạng và các phần thưởng liên quan có thể khuyến khích hành vi vi phạm đạo đức. Một số trường đại học cố gắng thao túng vị trí xếp hạng của mình bằng cách tập trung vào các tiêu chí có trọng số cao trong hệ thống xếp hạng, thay vì các mục tiêu phát triển chất lượng toàn diện. Nguy cơ nhiều cơ sở giáo dục sẽ thao túng dữ liệu để cải thiện vị trí xếp hạng thay vì tập trung vào chất lượng giáo dục và dịch vụ. Các chỉ số này thường không phản ánh đầy đủ hoặc chính xác hiệu suất của cơ sở giáo dục.
Thứ tư, thiếu minh bạch và công khai về phương pháp & thuật toán. Các phương pháp, trọng số, thuật toán và dữ liệu sử dụng để xếp hạng không phải lúc nào cũng được công khai hoặc minh bạch, luôn có sự cập nhật thay đổi dẫn đến các bảng xếp hạng có thể không công bằng hoặc thiếu chính xác.
Thứ năm, tạo sự so sánh thiếu công bằng. Bảng xếp hạng thường so sánh những cơ sở giáo dục không thể so sánh được do sự khác biệt lớn về bối cảnh, như giữa các trường đại học lớn và các trường cao đẳng nhỏ, hoặc giữa các hệ thống giáo dục khác nhau ở các quốc gia. Các bảng xếp hạng thường ưu tiên các trường tập trung vào nghiên cứu, bỏ qua giá trị của những trường chú trọng giảng dạy và đào tạo bậc đại học.
Thứ sáu, tác động tiêu cực đến các trường có thứ hạng thấp. Những trường không có thứ hạng cao có thể gặp khó khăn trong việc thu hút tài trợ, giảm số lượng tuyển sinh và suy giảm danh tiếng, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và nghiên cứu.
Thứ bảy, xu hướng thương mại hóa. Việc xếp hạng đại học ngày càng bị thương mại hóa, khi một số tổ chức yêu cầu phí từ các trường để được đưa vào danh sách hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn trả phí để cải thiện thứ hạng cho các cơ sở giáo dục. Điều này gây ra xung đột lợi ích ngầm và đặt ra nghi vấn về tính khách quan và hợp lệ của các bảng xếp hạng.”
Statistics:
Likes: 59, Shares: 2, Comments: 5
Like Reactions: 54, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 3, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0