Alméry Jacqueline – 2024-11-07 12:20:38
Trong bảng xếp hạng đại học của Times Higher Education (THE) vừa công bố, Viện Khoa học Ấn Độ (Indian Institute of Science – IISc), cơ sở nghiên cứu hàng đầu quốc gia đông dân nhất thế giới – thường được so sánh với Caltech, Stanford, MIT của Mỹ – xếp ở vị trí 50 về chất lượng nghiên cứu tại Ấn Độ, cách rất xa những trường làng nhàng nhưng lại đứng đầu bảng như Chitkara University (hạng 1), Saveetha Institute of Medical And Technical Sciences (hạng 2), Shoolini University (hạng 3).
Những người có hiểu biết về giáo dục đại học và khoa học Ấn Độ không khỏi bật cười khi nhìn vào kết quả xếp hạng này, như một sự sỉ nhục viện nghiên cứu hàng đầu quốc gia tỷ dân, và tự hỏi tại sao xếp hạng đại học lại trở nên nhảm nhí đến thế. Từ 5 năm trước, 6 Viện Công nghệ Ấn Độ (Indian Institutes of Technology – IIT) danh giá của nước này đặt tại Bombay, Madras, Delhi, Roorkee, Kanpur, Kharagpur đã tẩy chay bảng xếp hạng THE.
Kết quả xếp hạng dễ dàng bị mấy trường làng nhàng thao túng là bởi các chỉ số liên quan đến nghiên cứu chiếm tới khoảng 60% trọng số xếp hạng. Các chỉ số này rất dễ gian lận bằng đủ những chiêu trò bơm thổi số lượng bài báo và số lượt trích dẫn.
=======
3 trường đứng đầu Việt Nam trong bảng xếp hạng Times Higher Education 2025 là UEH, Tôn Đức Thắng, Duy Tân có điểm giảng dạy (Teaching) và môi trường nghiên cứu (Research Environment) rất thấp nhưng chất lượng nghiên cứu (Research Quality) lại thuộc loại hàng đầu thế giới.
Điểm chất lượng nghiên cứu của UEH là 93.2, xếp hạng 65 thế giới, tương đương với Đại học Manchester, Đại học Toronto, Đại học North Carolina tại Chapel Hill, Đại học Boston, Đại học California tại Santa Cruz. Các trường này đều có nhiều người từng đoạt giải Nobel. Giáo sư Geoffrey Hinton của Đại học Toronto vừa được trao giải Nobel Vật lý năm nay.
Điểm chất lượng nghiên cứu của UEH cao hơn Đại học McMaster, Đại học Newcastle, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, Đại học Pittsburgh, Viện Công nghệ Georgia, Đại học California tại Irvine, Đại học Amsterdam. Vài trường trong số này từng có nhiều người đoạt giải Nobel.
Tôn Đức Thắng có điểm chất lượng nghiên cứu là 89.0, tương đương với Đại học Bonn, Đại học Lancaster, Đại học Tufts, Đại học Melbourne và cao hơn Đại học Surrey, Đại học Tübingen, Đại học Utah, Đại học Warwick, Đại học Curtin.
Điểm chất lượng nghiên cứu của Duy Tân là 88.7, cao hơn Đại học Công nghệ Queensland, Đại học Maastricht, Đại học McGill, Đại học Bách khoa liên bang Thụy Sĩ (EPFL).
Phần lớn các trường vừa kể trên đều có nhiều người đoạt giải Nobel nhưng chất lượng nghiên cứu lại thua UEH, Tôn Đức Thắng và Duy Tân.
Statistics:
Likes: 94, Shares: 14, Comments: 9
Like Reactions: 65, Haha Reactions: 27, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0