Bui Thi Nhu Ngoc – 2024-08-05 03:47:07
**[Review khóa học Train-the-trainer VIRT2UE]**
Chào các anh chị em,
Em/Ngọc nhận được câu hỏi về khóa học nên xin phép gởi một số chia sẻ sơ lược một số thông tin về khóa học Train-the-trainer VIRT2UE như bên dưới:
# **1. Về nội dung và tổ chức khóa học **
– Link giới thiệu về khóa học, mình phải đọc kỹ trước khi đăng ký để sắp xếp thời gian và ước lượng workload:
* https://www.xendens.nl/p/31/diensten/virt2ue-train-the-trainer-course-on-research-integrity
* https://embassy.science/wiki/Guide:Bbe860a3-56a9-45f7-b787-031689729e52
* Dilemma game https://www.eur.nl/en/about-eur/policy-and-regulations/integrity/research-integrity/dilemma-game
– Khóa học được tổ chức gồm 2 phần: (1) học qua moodle, (2) 3 buổi intensive training qua zoom. Mình cần cố gắng học xong nội dung trên moodle trước khi bắt đầu các buổi trao đổi trên zoom.
– Phần học qua moodle: các bài giảng/bài đọc liên quan đến research integrity, virtue ethics, vai trò của các bên liên quan trong quá trình nghiên cứu (mentor, supervisor,…), giới thiệu các chủ đề sẽ trao đổi và thực hành qua zoom (debate & dialogue, virtues & norms, middle position, dilemma game, varieties of goodness.
– Đăng ký xong là sẽ có tài khoản để vào moodle. Phần này học cũng khá nhanh, em học các nội dung trong khoảng 4 buổi, mỗi buổi khoảng 60-90 phút (bao gồm xem các video, làm các bài tập, tra cứu thêm thông tin,…)
– Phần học qua zoom và thực hành: 3 buổi học thường bắt đầu vào khoảng 2pm ở Việt Nam và kết thúc tầm 8pm (có buổi xong sớm hơn).
* **Buổi 1 và buổi 2 **(trong 2 ngày liên tục) để thảo luận các nội dung liên quan đến debate & dialogue, virtue & norms, middlde position, dilemma game, varieties of goodness. Các anh chị có thể search tài liệu trên trang thông tin mà em share ở đầu post. Ngọc rất thích phần dilemma game và middle position.
* **Các buổi học 1 và 2** có slide nội dung chia sẻ khá ngắn gọn, chủ yếu là phần trải nghiệm/thực hành. Mình phải tập trung và tránh làm việc riêng để tham gia các thảo luận, bài tập cá nhân/nhóm, chia sẻ trong suốt buổi học. Nếu mình không tham gia vào các phần thảo luận tại lớp thì khó có thể trải nghiệm được cái hay của các buổi học.
* **Buổi 3:** sau 2 buổi đầu khoảng 1 tháng để mọi người có thời gian tự tổ chức phần thực hành, quan sát phần thực hành của các bạn học, viết reflection và peer-review. Ai chưa kịp thực hành thì được tạo điều kiện thực hành tại buổi học (lớp Ngọc học chỉ có 2 bạn chưa kịp thực hành vì không có người tham dự nên có phần này, các lớp đông chắc khó sắp xếp).
* **Phần thực hành: **thực hành theo nhóm (2 người/nhóm), chọn ít nhất 3 nội dung của khóa học được áp dụng để tổ chức thực hành, có ít nhất 6 người tham gia. Đợt rồi không sắp xếp được khung thời gian với bạn chung nhóm nên Ngọc tổ chức tự thực hành riêng và chia sẻ bài giảng với bạn chung nhóm trong một buổi gặp sau đó.
– Tùy vào tình hình của lớp, sau buổi 3 giảng viên có thể yêu cầu các cặp được phân công peer-review họp nhóm trao đổi và chia sẻ thêm với nhau để viết feedback cho nhau.
# **2. Cảm nhận chung khi học**
– Cá nhân mình thì thích kiểu học này và cách tổ chức lớp. Các nội dung được trao đổi trong 3 buổi intensive training khá thực tế, người tham gia lớp được thực hành nhiều và mình được phép biến đổi để phù hợp với điều kiện giảng dạy thực tế.
– Phần học trên moodle với các thông tin vừa phải (không nhiều/không ít) nhưng có lúc cũng hơi chán một phần vì moodle chưa tốt lắm,…
– Ngoài ra, trước đây Ngọc đã từng học các khóa về research integrity in scientific professions (khá khó nuốt) nên khi học khóa này Ngọc thấy dễ chịu hơn ^___^ Nếu anh chị muốn tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng thì có thể học free khóa research integrity in scientific professions https://www.fun-mooc.fr/en/courses/research-integrity-scientific-professions/
# **3. Ứng tuyển để yêu cầu hỗ trợ học phí**
– Phần này Ngọc không tìm thấy trên website lúc đăng ký nhưng Ngọc muốn học và không có đủ điều kiện đóng mấy trăm EUR nên email yêu cầu đại (với tinh thần được thì học không thì thôi).
– Địa chỉ email mà Ngọc đã liên hệ để yêu cầu hỗ trợ học phí xendens@amsterdamumc.nl (trên phần contact của khóa học) và contact@embassy.science.
– Sau khi viết xong thì có người ở đơn vị tổ chức khóa học phản hồi, trao đổi qua lại, họ cũng yêu cầu thêm các thông tin.
– Trong email đầu tiên gởi để yêu cầu hỗ trợ học phí thì Ngọc viết ngắn gọn các nội dung cũng giống như khi apply học bổng hoặc apply financial aids trên coursera, các thông tin gồm:
* Giới thiệu bản thân (có đính kèm CV)
* Giới thiệu các kinh nghiệm của mình liên quan đến chủ đề khóa học, em gởi kèm chứng chỉ của khóa học Research integrity in scientific professions và link quyển sách On being a Scientist mà nhóm em dịch https://nap.nationalacademies.org/catalog/27084/on-being-a-scientist-vietnamese-version
* Tại sao mình cần học khóa học này?
* Tại sao mình cần được hỗ trợ học phí?
* Cam kết nếu được chấp nhận học free (hoàn thành các bài tập, yêu cầu của khóa học, chia sẻ thông tin,…)
– Sau đó bên chỗ tổ chức khóa học yêu cầu thêm về kế hoạch áp dụng –> Ngọc viết và trình bày kế hoạch áp dụng cụ thể ra file với các hoạt động và mốc thời gian cụ thể,…
**Lúc học thì mình thực hiện y như những gì mình cam kết. **
Chúc các anh chị em học tập thuận lợi.
Ngọc rất sẵn sàng chia sẻ nếu anh chị em cần thêm thông tin.
Shared link: https://www.xendens.nl/p/31/diensten/virt2ue-train-the-trainer-course-on-research-integrity
Statistics:
Likes: 43, Shares: 14, Comments: 4
Like Reactions: 31, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 10, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0