Alméry Jacqueline – 2024-07-29 23:09:05
**“Phi tiền tệ hóa” các tạp chí khoa học?**
Bài báo trên các tạp chí khoa học đã trở thành đơn vị “tiền tệ” không chỉ để đánh giá từng nhà nghiên cứu mà còn được dùng để xếp hạng các tổ chức giáo dục và trường đại học ở cả cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Khi sự cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gay gắt, áp lực phải xuất bản trên các tạp chí “có tác động cao” cũng ngày một lớn hơn. Điều này đã thúc đẩy hoạt động xuất bản phi đạo đức, từ các hành vi đáng ngờ như xé nhỏ nghiên cứu để đăng thành nhiều bài, đăng bài trùng lặp, tác giả quà và tác giả ma, đạo văn cho đến những hành vi gian lận nghiêm trọng hơn như ngụy tạo và chỉnh sửa số liệu.
Ngày càng có nhiều bên liên quan có động cơ lợi nhuận cũng tham gia vào cuộc chơi xuất bản. Những bên này bao gồm, nhưng không giới hạn, một nhóm ngày càng nhiều các nhà xuất bản “truy cập mở” thu tiền cắt cổ từ các tác giả dưới dạng phí xử lý bài báo. Xung đột lợi ích này có thể khiến chủ sở hữu các tạp chí truy cập mở bỏ qua chất lượng trong cuộc chạy đua về số lượng để tạo ra doanh thu.
Sự xuất hiện của những người chơi tạo điều kiện cho các lò bán bài đã khuếch đại mọi loại hoạt động xuất bản phi đạo đức theo nhiều cách. Doanh thu toàn cầu ước tính của các lò bán bài là 1 tỷ Euro và có thể còn nhiều hơn khi những kẻ trung gian rao bán 800 USD cho một bài báo trên các tạp chí tầm trung.
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn nữa. AI sẽ thúc đẩy các lò bán bài và số lượng tạp chí tăng theo cấp số nhân trong môi trường chạy theo lợi ích thương mại. Về phía tạp chí, để đối phó với hàng loạt bài báo do AI tạo ra, các công cụ AI hỗ trợ hoạt động biên tập sẽ đóng vai trò ngày càng tăng. Linh hồn của ấn phẩm khoa học sẽ bị chôn vùi dưới hàng đống bài báo rác.
Tình trạng hỗn loạn học thuật này sẽ dẫn đến đâu? Do những hoạt động xuất bản vô đạo đức, nhiều bài báo đã trở thành “tiền giả”. Cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng hỗn loạn này là “phi tiền tệ hóa” các bài báo trong cuộc chạy đua cạnh tranh danh lợi giữa các cá nhân và tổ chức.
Đã đến lúc quay trở lại với những điều căn bản. Giảng dạy nên được ưu tiên hơn nghiên cứu trong các tổ chức học thuật. Đã đến lúc “phi tiền tệ hóa” các tạp chí khoa học.
Khi các ấn phẩm mất đi giá trị tiền tệ, số lượng bài báo sẽ giảm, trong khi chất lượng nghiên cứu sẽ được cải thiện. Điều này mang lại lợi ích cho khoa học và nhân loại, những đối tượng sẽ được hưởng lợi từ nghiên cứu tốt. Nghiên cứu tốt không xuất hiện từ sự cạnh tranh không lành mạnh, lợi ích thương mại hay xung đột lợi ích.
Shared link: https://journals.lww.com/mjdy/fulltext/2024/17040/are_we_heading_toward__demonetization__of.1.aspx
Statistics:
Likes: 58, Shares: 9, Comments: 10
Like Reactions: 56, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0