Anonymous participant – 2024-07-15 22:57:00
Bài báo thông tin về luận án tiến sĩ “Lịch sử Việt Nam: Quá trình hình thành, phát triển và biến đổi lễ hội cung đình ở Huế từ năm 1802 đến năm 1945”, được bảo vệ tại Hội đồng của Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế ngày 23.3.2018 của tác giả L.T.A.H, bị tố cáo đạo văn.
Tố cáo đạo văn liên quan đến một số công trình của TS Trần Đức Anh Sơn, đó là “Lễ hội cung đình Huế và vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị để phục vụ nhân dân và phát triển du lịch Huế” đăng năm 2011, và sách “Kiểu Huế” của Trần Đức Anh Sơn, xuất bản năm 2016.
Trong bài báo trên, Báo Lao Động nêu quan điểm, các tác giả có công trình được cho là bị đạo văn cũng có quyền lên tiếng, phản biện để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đúng như vậy, TS Trần Đức Anh Sơn – một trong những tác giả được cho là có công trình bị TS L.T.A.H đạo văn – đã trả lời công khai về tố cáo này rằng:
-“Tôi xác nhận L.T.A.H. có sao chép nhiều đoạn trong bài viết của tôi để sử dụng trong chương 4 của luận án của bạn ấy, nhưng không dẫn nguồn. Tuy vậy, trong phần Tổng quan lịch sử nghiên cứu và trong danh mục Tài liệu tham khảo thì L.T.A.H. có liệt kê tên bài viết nói trên của tôi”.
– “Việc L.T.A.H. sử dụng rất nhiều đoạn trong bài viết (dài 12 trang của tôi) mà không dẫn nguồn, cũng như bạn ấy đã sử dụng thông tin từ gần chục tác giả khác ở trong Chương 4 của luận án mà không dẫn nguồn là sai, không thực hiện đúng thao tác khoa học khi làm một nghiên cứu, nên vi phạm liêm chính khoa học”.
Người được cho là bị đạo văn đã lên tiếng, vậy thì tác giả luận án phải có câu trả lời, đúng sai phải rõ ràng vì đây là vấn đề minh bạch, trung thực khoa học. Chưa kể, đó là danh dự của người làm khoa học, của giới học thuật cả nước.
Statistics:
Likes: 21, Shares: 0, Comments: 1
Like Reactions: 14, Haha Reactions: 5, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0