Phan Ngọc Huy – 2024-06-30 12:07:51
Ông Vương Tấn Việt (pháp danh Thích Chân Quang) đã từng vi phạm pháp luật về “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xúc phạm Danh nhân, tổn hại đến quyền tự do dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam” với phát ngôn “Lý Thường Kiệt đánh Trung Quốc là hỗn” trong bài thuyết giảng của ông ta.
https://www.facebook.com/share/v/pHqkCEGKaxemN5ju/?mibextid=w8EBqM
Nay, NCS Vương Tấn Việt còn thể hiện “tính phản động” qua đánh tráo khái niệm về Quyền và Nghĩa Vụ của con người trong luận án Tiến sĩ của ông ta như thế nào qua bài phân tích của GS Cuong Huy Ngo như sau.
*****
CÓ NGHIÃ VỤ CON NGƯỜI KHÔNG?
Trong pháp luật quốc tế và luật hiến pháp của các quốc gia có nhắc tới khái niệm “nghĩa vụ con người”, dù còn có nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên nghĩa vụ con người không phải là nghĩa vụ tự nhiên, không có tính phổ biến như quyền con người, không tương ứng với quyền (liên quan tới một chủ thể quyền cụ thể nào đó) theo kiểu anh có quyền này thì phải có nghĩa vụ này hoặc phải thực hiện nghĩa vụ mới được hưởng quyền.
Nghĩa vụ con người được đặt ra nhằm mục đích:
(1) Bảo đảm cho các quyền con người của tất cả mọi người (trong tổng thể) được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.
Ví dụ: Đối với nghĩa vụ nộp thuế, nếu không ai thực hiện nghĩa vụ này, thì chính quyền trong một cộng đồng chính trị cụ thể không có gì để bù đắp chi tiêu công, và như vậy không thể bảo đảm cho quyền con người và thậm chí nhân viên chính quyền còn lạm dụng quyền lực vi phạm quyền con người để bảo đảm chi tiêu công và sinh sống cá nhân.
(2) Bảo đảm cho sự phát triển lành mạnh và toàn diện của bản thân mỗi con người.
Ví dụ: Đối với nghĩa vụ học tập, nếu con người không thực hiện nghĩa vụ này theo một chuẩn mực nhất định thì bản thân họ sẽ khó khăn trong việc hiểu ngay cả quyền mà mình có để đòi hỏi và có thể dẫn đến thiếu ý thức tôn trọng quyền của người khác.
(3) Bảo đảm cho chân giá trị của quyền con người.
Nghĩa vụ con người mang đặc tính loài. Ví dụ không tôn trọng cộng đồng và xã hội tức là xa lánh loài người.
Tuy nhiên các nghĩa vụ con người như trên đã nói phụ thuộc vào văn hóa và pháp luật của quốc gia. Ví dụ có nước đòi hỏi sắc thuế này, chuẩn giáo dục là trình độ trung học phổ thông, nhưng nước khác lại không đòi hỏi sắc thuế đó, đặt ra chuẩn giáo dục chỉ là trình độ tiểu học…
Vì vậy để hiểu thêm, hãy khảo sát Lời mở đầu của Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ con người được thông qua tại Hội nghị Quốc tế của các nước Châu Mỹ tổ chức tại Bogota, Columbia vào năm 1948 nguyên văn được tạm dịch như sau:
“Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng, về nhân phẩm và các quyền, và, được phú cho bởi tự nhiên với lý trí và lương tâm, họ nên đối xử với nhau như những người anh em.
Việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi cá nhân là điều kiện tiên quyết cho các quyền của tất cả mọi người. Các quyền và các nghĩa vụ có mối liên hệ với nhau trong mọi hoạt động chính trị và xã hội của con người. Trong khi các quyền đề cao tự do cá nhân, thì các nghĩa vụ thể hiện chân giá trị của sự tự do đó.
Các nghĩa vụ mang bản chất pháp lý bao hàm các nghĩa vụ mang tính đạo đức mà hỗ trợ cho chúng về nguyên tắc và tạo thành nền tảng của chúng.
Vì sự phát triển tinh thần là mục đích tối cao của sự tồn tại con người và là biểu hiện cao nhất từ đó, nên con người có nghĩa vụ phục vụ mục đích đó với tất cả sức mạnh và nguồn lực của mình.
Vì văn hóa là biểu hiện cao nhất về mặt xã hội và lịch sử của sự phát triển tinh thần đó, con người có nghĩa vụ bảo tồn, thực hành và phát triển văn hóa bằng mọi phương tiện trong khả năng của mình.
Và, vì hành vi đạo đức là biểu hiện cao quý nhất của văn hóa, mọi người đều có nghĩa vụ luôn tôn trọng điều đó.”
Từ đó Bản tuyên ngôn này quy định quyền con người đầu tiên và có thêm một số lượng ít hơn nghĩa vụ con người, bao gồm:
+ Các quyền: Quyền được sống, tự do và an ninh cá nhân; Quyền bình đẳng trước pháp luật; Quyền tự do tôn giáo và thờ phụng; Quyền tự do điều tra, bày tỏ ý kiến, truyền bá; Quyền bảo vệ danh dự, uy tín cá nhân và đời sống riêng tư và gia đình; Quyền có gia đình và được bảo vệ gia đình; Quyền được bảo vệ các bà mẹ và trẻ em; Quyền cư trú và di chuyển; Quyền bất khả xâm phạm của nhà ở; Quyền bất khả xâm phạm và truyền tải thư tín; Quyền bảo vệ sức khỏe và phúc lợi; Quyền được giáo dục; Quyền hưởng các lợi ích văn hóa; Quyền được làm việc và được trả công công bằng; Quyền có thời gian nghỉ ngơi và sử dụng nó; Quyền an sinh xã hội; Quyền được công nhận nhân cách pháp lý và các quyền dân sự; Quyền được xét xử công bằng; Quyền có quốc tịch; Quyền bầu cử và tham gia vào chính quyền; Quyền hội họp; Quyền lập hội; Quyền sở hữu tài sản; Quyền đệ đơn thỉnh cầu; Quyền được bảo vệ khỏi việc bắt giữ tùy tiện; Quyền được xét xử theo đúng pháp luật; Quyền tị nạn.
+ Các nghĩa vụ:
“Nghĩa vụ đối với xã hội
Điều XXIX. Cá nhân có nghĩa vụ cư xử với người khác sao cho mỗi người đều có thể hoàn toàn hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Nghĩa vụ đối với con cái và cha mẹ
Điều XXX. Mỗi người có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ con cái của mình, và con cái có nghĩa vụ tôn kính cha mẹ luôn luôn và giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ họ khi họ cần.
Nghĩa vụ học tập
Điều XXXI. Mỗi người có nghĩa vụ phải đạt được ít nhất trình độ giáo dục tiểu học.
Nghĩa vụ bầu cử
Điều XXXII. Mỗi người có nghĩa vụ đi bầu cử trong các cuộc bầu cử phổ thông của quốc gia mà mình là công dân, khi có đủ điều kiện pháp lý để làm như vậy.
Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật
Điều XXXIII. Mỗi người có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và các mệnh lệnh chính đáng của các cơ quan chức năng của quốc gia mình và những quốc gia mà mình có thể đang ở đó.
Nghĩa vụ phục vụ cộng đồng và quốc gia
Điều XXXIV. Mỗi người có nghĩa vụ phục vụ dân sự và quân sự theo yêu cầu của quốc gia để bảo vệ và giữ gìn, và trong trường hợp thiên tai công cộng, thực hiện các dịch vụ trong khả năng của mình.
Mỗi người cũng có nghĩa vụ giữ bất kỳ chức vụ công nào mà mình có thể được bầu bởi lá phiếu phổ thông trong quốc gia mà mình là công dân.
Nghĩa vụ đối với an sinh xã hội và phúc lợi
Điều XXXV. Mỗi người có nghĩa vụ hợp tác với nhà nước và cộng đồng trong việc đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi, phù hợp với khả năng của mình và tình hình hiện tại.
Nghĩa vụ đóng thuế
Điều XXXVI. Mỗi người có nghĩa vụ đóng các khoản thuế được luật pháp quy định để hỗ trợ các dịch vụ công cộng.
Nghĩa vụ làm việc
Điều XXXVII. Mỗi người có nghĩa vụ làm việc, trong khả năng và điều kiện cho phép, để có được các phương tiện sinh sống hoặc để mang lại lợi ích cho cộng đồng của mình.”
Bản tuyên ngôn này tuyên bố rành mạch:
“Điều XXVIII. Quyền của con người bị giới hạn bởi quyền của người khác, bởi an ninh của tất cả mọi người, và bởi các yêu cầu chính đáng của phúc lợi chung và sự tiến bộ của nền dân chủ.”
Đó là những gì ít nhất các thầy cô ngồi hội đồng của nghiên cứu sinh Vương Tân Việt phải biết để luận giải xem nghiên cứu sinh đóng góp được gì cho khoa học và thực tiễn pháp lý, đồng thời đánh giá trình độ hiểu biết của nghiên cứu sinh.
Vậy có nên một lần nữa nhắc đến việc xem xét có hay không tính phản động của Luận án do Vương Tấn Việt bảo vệ trước sự ca ngợi của các GS, PGS, TS của Trường Đại học Luật Hà Nội?
Statistics:
Likes: 63, Shares: 5, Comments: 11
Like Reactions: 58, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 1