Anonymous participant – 2024-05-16 15:17:17
Chuyện ly nước đá, và khả năng tư duy khoa học của các sự “giỏi”.
Ngồi ăn tối và nói chuyện với anh bạn thân vừa tốt nghiệp PhD về CompSci/Software Engineer ở MỸ, về khả năng nghiên cứu khoa học và đào sâu. Triết gia mới lấy ví dụ về ly nước đá, ngay ở trên bàn ăn lúc đó.
—-
Ví dụ, nhìn ly nước đá này. Cậu sẽ thấy rằng:
1/ Có những người sẽ thấy đá đẹp thế, có giá trị quá. Họ học được cái giá trị của viên đá, tô vẽ cái đẹp của nó, và đem đi bán.
Họ là những nhà buôn. Chỉ cần biết đến thế, có tiền là được.
2/ Có một số người, thì học đến được cái nét đẹp của đá, đá làm từ đâu,… Và cũng chỉ dừng lại ở mức độ đấy. Không thể đi thêm được nữa, bao gồm từ khả năng nhận thức lẫn động lực sẵn có của bản thân.
Những người này có thể bao gồm rất nhiều các bạn học thuộc sách vở đỗ đại học kiểu châu Á, hay thậm chí cả không ít người nghiên cứu khoa học ở những nơi mà đang chạy theo thành tích và số lượng (trong đó có bao gồm cả Việt Nam — những ngôi sao xuất bản khoa học, TQ). Họ sẽ chỉ học được những thứ bề mặt, bề nổi…và lấy đó làm thành tích, để nhân bản số lượng.
3/ Nhưng cũng có những người, có khả năng và động lực, để tìm tòi sâu hơn. Tại sao đá lại đóng băng? Ở Nhiệt độ bao nhiêu thì đóng băng, nhiệt độ nào thì tan chảy?
À, đấy,…có những người đi sâu vào bản chất của hiện tượng tự nhiên, thì thế giới con người mới nâng cao được nhận thức về bản chất của tự nhiên (vũ trụ) vận hành xung quanh ta.
Đây là những người làm nghiên cứu khoa học chân chính, đi sâu vào bản chất vấn đề, không phải chỉ là những thứ bề mặt (on the surface).
4/ Ở một mức cao hơn nữa, có những người sau khi biết tất cả các điều trên, các định luật dẫn đến đóng băng hay tan chảy của đá…sẽ đặt câu hỏi: Tại sao cái ly nước đá với tinh thể đá bên trong, lại tồn tại như cái mà chúng ta đang thấy? Có sự sắp xếp tổ chức nào, khiến nó có thể tồn tại dưới dạng như vậy? Quá trình đó diễn ra như thế nào? Phương trình nào sẽ mô tả được sự liên kết giữa nước-đá-ly?
Đây là những nhà nghiên cứu khoa học cơ bản, trả lời các câu hỏi cơ bản nhất về nguồn gốc sâu xa của một sự vật, hiện tượng quan sát được trước mắt (có thể cho là mặc định).
—–
Không có cách tiếp cận nào là xấu. Nhưng không phải ai cũng có cả khả năng, và năng lực, lẫn động lực, để tư duy sâu một vấn đề. Ngoài ra, đây còn là sự ảnh hưởng bởi văn hóa. Tôi quan sát thì thấy, văn hóa Nho-Khổng thường rất thích bề mặt (như cách mà TQ đang làm bây giờ với việc xuất bản hàng loạt), nhưng lại không có chiều sâu bóc tách — để ra các kết quả lớn và đột phá. Đức là một trong những dân tộc mà tôi thấy: đã học/nghiên cứu cái gì là rất sâu, bóc tách hết vấn đề thì thôi.
PhD với những người đã sở hữu nó, chỉ là một tấm giấy chứng nhận tốt nghiệp mà thôi. Mà bạn biết đấy, không phải ai có giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông/đại học thì cũng ở trình độ ngang nhau. Và PhD cũng vậy.
Fun,
Dr. Sartorialist.
Statistics:
Likes: 164, Shares: 24, Comments: 14
Like Reactions: 121, Haha Reactions: 20, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 20, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 1