Hai Dang – 2024-02-23 12:06:42
**NGHI VẤN THÀNH VIÊN HĐ GSNN VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LCKH-PART 2**
Tiếp tục với chuỗi bài về vị thành viên HĐGSNN vi phạm nghiêm trọng LCKH.
Link part 1:
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/1068539681059530/
Sau khi phần phân tích đầu tiên của tôi được đăng tải, tôi đã nhận thêm được nhiều bài báo khoa học (đến hiện tại tôi có khoảng 30 bài báo hội nghị, hội thảo, tạp chí, và có 01 luận án TS của 1 học trò NCS cũ của vị này bảo vệ cách đây không lâu).
Tôi có dành thời gian đọc qua 1 lượt thì thấy toàn bộ các bài báo, LA đều có vấn đề, viết cơ sở lý thuyết rất lộn xộn và SAI nghiêm trọng về cơ học và toán, đều có dấu hiệu làm giả số liệu. **NHƯ VẬY SO VỚI TỔNG SỐ HƠN 90 BÀI KHAI TRONG HỒ SƠ, TỶ LỆ BÀI BÁO CÓ VẤN ĐỀ KHOẢNG 30%, VỚI 16 BÀI TÔI PHÂN TÍCH ĐÃ CHIẾM GẦN 20%**, **MỘT SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ TƯƠNG ĐỐI KHỦNG KHIẾP (và rất có thể đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm). Trong đó có cả những bài rất cũ, có bài trước và sau khi phong GS, nên rất cần các điều tra sâu hơn, rộng hơn. Các bài báo khoa học, sách đã xuất bản, đề tài đã nghiệm thu cũng nên được thẩm định lại, vì sách và kết quả đề tài sẽ được sử dụng, áp dụng trực tiếp, rất nguy hại cho người học, người sử dụng kết quả nghiên cứu nếu sử dụng các kiến thức giả mạo.**
Do thời gian hạn hẹp, trong bài này tôi tiếp tục phân tích 08 bài báo điển hình khác (tôi đánh số tiếp theo 08 bài báo KH đã phân tích trước đây). Các lỗi vi phạm nghi vấn vẫn là:
**1. Giả mạo số liệu khoa học ở quy mô lớn.**
**2. Tự đạo văn, xuất bản trùng lặp.**
**3. Trình bày cẩu thả, nội dung khoa học thấp.**
**4. Xuất bản trên các tạp chí săn mồi (đối với các bài báo quốc tế).**
**Cấu trúc chung của các bài báo của nhóm tác giả này luôn là: Lý thuyết (thường viết theo kiểu chắp và và lặp đi lặp lại trong rất nhiều bài báo) -> Mô hình PTHH (thường tuyên bố lập trình trong matlab, nhưng các hình vẽ của mô hình luôn là bằng phần mềm mô phỏng 3D, không phải của matlab) -> kết quả (được vẽ trên matlab). Tuy nhiên, với bất kỳ ai có kỹ năng lập trình PTHH trong matlab ở mức độ cơ bản trở nên đều có thể nhận ra là lý thuyết trình bày lộn xộn, thiếu logic, không đảm bảo lập trình để ra được kết quả trong các bảng biểu, đồ thị của bài báo. Như vậy, câu chuyện sẽ là: số liệu đó lấy ở đâu ra, làm thế nào ra được các kết quả đó là 1 câu hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu.**
**1. Bài số 9**
Dynamic analysis of stiffened functionally graded composite plates reinforced by carbon nanotubes subjected to moving mass using a new four – variable refined plate theory and FEM, Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ XI, 2022, pp. 33-43
***Lỗi vi phạm:***
Bài này về cơ bản cách viết và kết quả giống hệt như bài số 7 (xem post trước). Các lỗi có thể tóm tắt lại:
– Sử dụng lý thuyết khác nhau cho tấm và gân.
– Không có bước chuyển tọa độ cho gân về mặt phẳng tham chiếu.
– Thiếu điều kiện biên.
– Sử dụng chương trình lập trình (Matlab?) cho tải trọng di động so sánh với bài toán tải trọng nổ, trong khi dùng Google để tìm cũng ra cả tá bài về tải trọng di động, phù hợp để so sánh.
– Tác giả trong hai bài 7 và 9 khác nhau, như vậy có thể đã có “gift author”.
**2. Bài số 10**
Dynamic analysis of stiffened functionally graded composite plates reinforced by carbon nanotubes under blast loading, Hội nghị khoa học toàn quốc cơ học vật rắn lần thứ XV, 2021, pp. 130-140
***Lỗi vi phạm:***
Bài này về cơ bản giống với bài số 7 và số 9, thậm chí giống cả câu chữ so với bài số 7 (lỗi tự đạo văn). Tuy nhiên, bài này có sửa chữa phần lý thuyết tấm sử dụng lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất, còn bài số 7 sử dụng bậc cao. Tuy nhiên, phần kết quả lại không có gì khác so với bài số 7.
Các lỗi vi phạm bao gồm:
– Thiếu điều kiện biên.
– Sử dụng kết quả tính theo mô hình tuyến tính so sánh với kết quả tính theo mô hình phi tuyến.
– Tác giả trong ba bài 7, 9 và 10 khác nhau, như vậy có thể đã có “gift author”.
*** ĐẶC BIỆT, SO SÁNH LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ TRONG 03 BÀI BÁO (số 7, 9 và 10) CHỈ RA 1 ĐIỂM BẤT NGỜ:**
**MẶC DÙ LÝ THUYẾT TÍNH KHÁC NHAU, MÔ HÌNH TÍNH KHÁC NHAU, TẢI TRỌNG KHÁC NHAU, NHƯNG KẾT QUẢ HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU??????**
**ĐIỀU NÀY KHẲNG ĐỊNH CHẮC CHẮN SỐ LIỆU TRONG 3 BÀI BÁO NÀY LÀ HOÀN TOÀN GIẢ MẠO.**
**+ Bài 7: lý thuyết tấm bậc cao + mô hình tuyến tính + tải trọng nổ**
**+ Bài 9: Lý thuyết tấm bậc cao + mô hình phi tuyến + tải trọng di động**
**+ Bài 10: Lý thuyết tấm bậc nhất + mô hình tuyến tính + tải trọng nổ**
**Trời ơi, may mà tôi còn kịp đọc ra là tải trọng và mô hình tính khác nhau, tôi thật không thể tin đây là những bài báo của 1 vị GS đầu ngành Cơ học của Việt Nam, 1 thành viên hội đồng GSNN ngành Cơ học của Việt Nam. Dù có là 1 sinh viên mới vào ngành, cũng không thể có chuyện mô hình tính khác nhau, tải trọng khác nhau mà kết quả giống nhau hoàn toàn. Đây chỉ là bài toán cơ học ở mức độ dễ, chỉ tương đương cái bài tập thi kết thúc môn học, hoặc 1 phần trong đồ án tốt nghiệp của 1 sinh viên ngành cơ học, vậy mà 1 GIÁO SƯ làm 3 bài, trong 3 năm không ra được kết quả sao???? (Xem bảng so sánh bài số 7, 9 và 10).**
· **Với 3 bài (số 7, 9 và 10), chỉ cần các tác giả trình ra ba chương trình tính trong matlab tương ứng với lý thuyết của 3 bài trên và chạy ra được đúng kết quả của 3 bài báo trên, thì có lẽ ngành cơ học có 1 phát minh vĩ đại!**
**3. Bài số 11**
N. T. Chung and D. N. Tien, **Dynamic response of three dimension tunnel on elastic foundation subjected to moving vehicle loads**, Vietnam J. Mech. 37 (2015) 105–122. DOI: https://doi.org/10.15625/0866-7136/37/2/5552.
Link: https://vjs.ac.vn/index.php/vjmech/article/view/5552
– Vẫn là việc sử dụng lý thuyết tấm bậc nhất Mindlin-Reissner 5 ẩn (Eq. 1, 3) nhưng từ Eq. (7) và (8) các chuyển vị u0, v0 và tương ứng sau đó các nội lực Nx, Ny, Nxy cũng biến mất một cách bí ẩn.
– Các tác giả tuyên bố đây là bài toán 3 chiều (three dimensions), nhưng phần tử tấm (cho mặt đường hầm) lại sử dụng phần tử tấm 4 nút, mỗi nút chỉ có 3 bậc tự do w, theta_x, theta_y (Eq. 9); như vậy các dịch chuyển u0, v0 đã không được kể đến, không đúng với mô hình 3D đặt ra của đề bài.
– Thiếu toàn bộ các mô tả, biểu thức toán học của các phần tử 3D của nền, vách xung quanh.
– Mô hình FEM rõ ràng được xây dựng bằng phần mềm mô phỏng 3D, chứa cả nền, vách xung quanh bằng các phẩn tử 3D 8 nút, và cả phần tử tứ diện (Fing 6).
– Tại sao lại xây dựng mô hình hầm đôi mái cong, trong khi thực tế thí nghiệm lại là hầm mái bằng???? Việc này có làm phức tạp hóa, nếu giả sử các tác giả thực sự tính toán trong Matlab? Vì sẽ phải sửa đổi mô hình tính lý thuyết cho phù hợp, đặc biệt nếu lập trình bằng Matlab!
**4. Bài số 12**
Hung, N. T., Chung, N. T., & Luong, H. X. (2020). **Research on the stability of the 3D frame on coral foundation subjected to impact load**. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 20(2), 231–243. https://doi.org/10.15625/1859-3097/20/2/15066
Link: https://vjs.ac.vn/index.php/jmst/article/view/15066
– Lý thuyết trình bày cẩu thả, thiếu logic, và chắc chắn không thể dùng để lập trình ra được mô hình FEM và kết quả được.
– Thiếu hoàn toàn các hàm dạng, điều kiện biên.
– Phần tử nền nêu là phần tử 3D _8_ nút (Fig. 2), tuy tiêu đều (mục Finite element formulation of coral foundation) ghi là công thức phần tử, nhưng hoàn toàn chỉ có 1 hình vẽ (Fig 2) và không có lấy 1 công thức nào của phần tử này được trình bày????
– Mô hình FEM rõ ràng được xây dựng trong các phần tử mô phỏng 3D (có lẽ là ANSYS), chứ không phải bằng Matlab (Fig. 4).
**5. Bài số 13**
Chung, N. T., & Anh, L. H. (2015). **Dynamic Analysis Of Jacket Type Offshore Structure Under Impact Of Wave And Wind Using Stoke’s Second Order Wave Theory**. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 15(2), 200–208. https://doi.org/10.15625/1859-3097/15/2/6507
Link: https://vjs.ac.vn/index.php/jmst/article/view/6507
Các lỗi tương tự bài số 12:
– Lý thuyết trình bày cẩu thả, thiếu logic, và chắc chắn không thể dùng để lập trình ra được mô hình FEM và kết quả được.
– Thiếu hoàn toàn các hàm dạng, điều kiện biên.
– Mô hình FEM rõ ràng được xây dựng trong các phần tử mô phỏng 3D, chứ không phải bằng Matlab (Hình 1).
**6. Bài số 14**
Nguyen Thai Chung, Nguyen Ngoc Thuy, Duong Thi Ngoc Thu, and Le Hai Chau, Numerical and Experimental Analysis of the Dynamic Behavior of Piezoelectric Stiffened Composite Plates Subjected to Airflow, Mathematical Problems in Engineering, 2019, Article ID 2697242. https://doi.org/10.1155/2019/2697242
Link: https://www.hindawi.com/journals/mpe/2019/2697242/
– Phần lý thuyết viết rất lộn xộn, thiếu logic, không đủ để lập trình lại bằng Matlab.
– Phần tử sử dụng không rõ ràng, hình vẽ là 9 nút, nhưng không có bất cứ hàm dạng nào được đưa ra.
– Kết quả số cho phần lý thuyết quá nghèo nàn, chỉ đưa được ra 1 đồ thị (Fig. 4) và không có bình luận nào về kết quả thu được. Không có bất cứ đánh giá nào có giá trị khoa học nào thu được.
– Phần thí nghiệm: kể nể quá nhiều, trong khi kết quả thì được đưa ra rất ít, gần như không có giá trị khoa học.
– Kết quả so sánh giữa lý thuyết và thí nghiệm giống nhay đến không ngờ, từ những điểm đặc biệt trên đường cong, đến dáng điệu, mà khả năng đã được thu phóng từ 1 đồ thị (Fig. 13). Rất có thể cả 2 số liệu đều là giả.
**7. Bài số 15**
N. T. Chung, H. X. Luong and N. T. T. Xuan, **Dynamic stability analysis of laminated composite plates with piezoelectric layers**, Vietnam J. Mech. 36 (2014) 95–107. DOI: https://doi.org/10.15625/0866-7136/36/2/3467.
Link: https://vjs.ac.vn/index.php/vjmech/article/view/3467
– Lý thuyết viết lộn xộn, thiếu các hàm dạng phần tử.
– Thiếu điều kiện biên của các bậc tự do PTHH.
– **BÀI TOÁN SO SÁNH CHO THẤY KẾT QUẢ LÀ GIẢ MẠO**, tác giả tuyên bố sai số lớn nhất là 0.206% trên hình (Fig.2). Tuy nhiên, bằng mắt thường có thể thấy độ lệch kết quả tương đối lớn. Khi sử dụng các phần mềm trích xuất kết quả đồ thị, sai số lần lượt cho các cặp điểm cuối cùng (hoành độ 0. 8 ), theo thứ tự các cặp điểm từ dưới lên sai số thu được là 3.23%, 3.31%, 3.37% và 1.46%; lớn hơn rất nhiều so với con số 0.206% đưa ra.
**8. Bài số 16**
**Phân tích động lực học nhà tầng trên đảo Song Tử Tây chịu tác dụng của sóng xung kích sử dụng mô hình kết cấu khung tấm và nền san hô làm việc đồng thời**, Nguyễn Thái Chung, Xây dựng 2016, số 4 tr.194-197. – 2016.
– Lý thuyết trình bày lộn xộn, thiếu logic, không đủ thông tin.
– Bài toán 3 chiều nhưng phần tử tấm lại sử dụng phần tử 4 nút, 3 ẩn chuyển vị mỗi nút là w, theta_x, theta_y; các chuyển vị u0, v0 không được xét đến, không những sai về mặt cơ học mà còn sai về FEM khi ghép nối phần tử.
– Không có biểu thức hàm dạng của các phần tử.
– Không có điều kiện biên.
– Nền được mô hình hóa bằng phần tử 3D nhưng không hề được nhắc đến.
– Chương trình tính tác giả tuyên bố LẬP TRÌNH thuật toán bằng Ansys, tuy nhiên mô hình 3D cho thấy đây là mô hình 3D sử dụng các PHẦN TỬ CÓ SẴN.
– Các tác giả tuyên bố sử dụng các phần tử Sold45, Shell63, Beam4 và Conta173, đây hoàn toàn là các phần tử được xây dựng sẵn trong Ansys, việc sử dụng không hề liên quan gì tới các biểu thức lý thuyết cồng kềnh trong phần lý thuyết. Như vậy phần lý thuyết viết ra chỉ để cho có, không có vai trò gì. Trong trường hợp sử dụng các phần tử có sẵn, việc quan trọng không phải là chép mấy dòng các công thức lý thuyết trên, mà việc quan trọng phải là cách thức sử dụng, điều kiện, điều khiển phần tử ra sao, tùy chỉnh như nào; (mà hầu như bài báo nào của nhóm tác giả này tôi cũng thấy giống nhau về phần lý thuyết và phần tử, bất kể dùng Matlab hay Ansys, cho mọi loại bài toán, cứ như kiểu phần tử thần thánh, áp dụng cho mọi bài toán???).
Như vậy, bài báo này là một nồi lẩu thập cẩm, lý thuyết viết một đằng, mô hình PTHH sử dụng một kiểu.
Shared link: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/1068539681059530/
Statistics:
Likes: 363, Shares: 32, Comments: 28
Like Reactions: 276, Haha Reactions: 28, Wow Reactions: 44, Love Reactions: 6, Sad Reactions: 8, Angry Reactions: 0