Alméry Jacqueline – 2024-02-20 05:12:38
Quan ngại về tiếng xấu của các nhà nghiên cứu Indonesia trong các vụ gian lận khoa học. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, có thể còn tệ hơn Indonesia.
**Tiếng xấu của các nhà khoa học của chúng ta**
Nhiều nhà nghiên cứu Indonesia dường như nghiện ghi tên mình trên các tạp chí khoa học. Việc làm đáng xấu hổ này không nên tiếp tục diễn ra.
Sở thích đứng tên tác giả bài báo trên các tạp chí quốc tế của một số nhà nghiên cứu cho thấy việc thực thi đạo đức nghiên cứu của chúng ta tệ hại đến mức nào. Để giành được điểm thưởng nhờ đứng tên tác giả trên các tạp chí khoa học, những người không đóng góp gì cũng có thể ghi tên mình vào nhóm tác giả bài báo. Việc làm đáng xấu hổ này không được phép tiếp tục.
Trường hợp ‘ké tên’ gần đây nhất có sự tham gia của 124 nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia (BRIN). Những nhà nghiên cứu này là tác giả bài báo “A Chronicle of Indonesia’s Forest Management: A Long Step towards Environmental Sustainability and Community Welfare”. Bài báo dài 62 trang — bao gồm 15 trang tài liệu tham khảo — được xuất bản trên Land, số ra ngày 16 tháng 6 năm 2023, một tạp chí do nhà xuất bản MDPI có trụ sở tại Thụy Sĩ quản lý.
BRIN đã điều tra vụ việc này và phát hiện hành vi vi phạm đạo đức. Có tới 121 nhà nghiên cứu đã bị xử phạt bằng cách hạ điểm hành vi cũng như cắt giảm phụ cấp năng suất nghiên cứu từ 10 đến 30% trong một năm. Tác giả chính của bài báo cũng được yêu cầu phải xin lỗi và rút bài báo của họ khỏi tạp chí. Nhưng điều này là không đủ. Hành vi ‘ké tên’ này chỉ là một mặt của hiện tượng ‘lừa đảo khoa học’.
Tờ báo Anh, The Guardian, trong số ra ngày 3 tháng 2 năm 2024 đã ghi nhận xu hướng ‘các bài báo lừa đảo’ trên toàn cầu, sử dụng dữ liệu bịa đặt. Kết quả là nhiều tạp chí đã buộc phải gỡ bỏ các bài báo đã đăng. Theo dữ liệu của Retraction Watch, đã có 10.000 bài báo bị rút trong năm 2023, tăng 4.000 so với năm trước đó. Trong mắt truyền thông phương Tây, Trung Quốc nằm trong số những quốc gia có xu hướng xuất bản các bài báo khoa học gian lận. Vấn đề là các bác sĩ, nhà khoa học trẻ ở nước này thường bị buộc phải công bố các bài báo khoa học để được thăng tiến. Điều này đã sản sinh ra ‘lò bán bài’, một tổ chức ngầm cung cấp các bài báo gian lận để đăng trên các tạp chí.
Bên cạnh việc hối lộ các biên tập viên, ‘lò bán bài’ hường xuyên đưa người đại diện của mình làm biên tập viên khách mời, làm sai lệch quy trình bình duyệt. Thật không may, các nhà nghiên cứu Indonesia cũng bị mang tiếng xấu trong hành vi gian lận khoa học này. Trong số ra ngày 5/1/2024, tạp chí Science trích dẫn ý kiến của một chuyên gia gọi các nhà nghiên cứu Indonesia là nghi phạm, giống như các nhà nghiên cứu đến từ Nepal, Afghanistan và Kuwait.
Trước đó, tạp chí Nature đã vạch trần xu hướng đáng ngờ này. Các ấn phẩm của các nhà nghiên cứu Indonesia đã tăng mạnh từ 6.080 vào năm 2013 lên 37.513 vào năm 2019. Điều thúc đẩy sự gia tăng này là sự thay đổi năm 2017 trong hệ thống đánh giá các nhà nghiên cứu, đưa việc xuất bản bài báo trên tạp chí quốc tế trở thành một điểm cộng lớn.
Để chấm dứt hành vi sai trái này, BRIN phải xem lại hệ thống khen thưởng cũng như đánh giá và đề bạt các nhà nghiên cứu. Về lâu dài, cùng với Hiệp hội các nhà nghiên cứu Indonesia, BRIN phải đề cao văn hóa và đạo đức khoa học của các nhà nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn. Thiếu điều này, danh tiếng của các nhà khoa học của chúng ta sẽ càng bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Shared link: https://www.science.org/content/article/peru-moves-crack-down-scientific-fraudsters
Statistics:
Likes: 30, Shares: 4, Comments: 4
Like Reactions: 26, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0