Quý Hiên Lê – 2023-12-22 02:03:26
Vấn đề sản xuất tri thức “rác” và sùng bái ISI/Scopus
Hôm nay, báo Thanh Niên tiếp tục đăng tải một số ý kiến của các nhà khoa học phát biểu tại hội thảo LCKH do Bộ KCHN phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 19.12, ngoài ra có khai thác thêm ý kiến của TS Duong Tu phát biểu sau hội thảo. https://thanhnien.vn/liem-chinh-nghien-cuu-khoa-hoc-nhieu-quan-niem-can-duoc-giai-ao-185231221202535822.htm
Trong bài, PGS Nguyễn Tài Đông đề cập khái niệm tri thức “rác”, đây là khái niệm mà tôi từng được nghe các giáo sư toán nói tới từ rất lâu rồi. Hồi đó quy định của HĐGSNN bắt buộc ứng viên phải viết sách, viết giáo trình; các giáo sư toán cho rằng yêu cầu này là động lực để môi trường khoa học sản sinh sách “rác”, tri thức “rác” (theo các giáo sư này thì ở một số lĩnh vực đã có nhiều giáo trình thuộc hàng kinh điển, nên dịch ra cho sinh viên học chứ đừng cố gắng viết lại những điều thế giới đã viết trong khi không thể nào viết được hay hơn). Nhưng trên diễn đàn này thì hình như chưa từng được ai nói đến?
Tuy nhiên, khái niệm student paper thì mới đây có hẳn một bài (và trước đó được nói đến trong một số còm) https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/1049109579669207
Ý kiến của TS Phạm Phương Chi về thực trạng tin tưởng thái quá (sùng bái) ISI/Scopus thì hôm trước Tú cũng đã phát biểu ở hội thảo và có phân tích kỹ sau hội thảo.
Điều thú vị là hôm qua có người gửi tôi một bài đăng trên FB của một bạn tạm gọi là TS X (bạn này chặn tôi từ lâu nên tôi không trực tiếp đọc được FB bạn ấy, nhưng ngược lại bạn ấy cũng phàn nàn đâu đó về việc bị Dương Tú chặn, xem như là cuộc sống này về cơ bản có sự cân bằng trên diện rộng), kêu “oan cho ISI, Scopus!!!”. À nói thêm về việc tại sao tạm gọi là TS X, vì cái tôi muốn đặt ra vấn đề thảo luận ở đây là nội dung được đăng tải chứ không phải cá nhân con người đăng tải. Bạn ấy hoàn toàn có quyền vào đây nhận “con” của mình.
Đây là nội dung tus kêu oan cho ISI/Scopus của TS X. (Tôi sẽ dán ảnh tus nội dung của TS X. ở dưới, bạn ấy đăng ở chế độ công khai và tôi được đọc cũng nhờ người khác gửi cho).
Bắt đầu trích dẫn tus của TS X.:
“Nhiều người cho rằng đánh giá khoa học ở Việt Nam hiện nay đang bị lạm dụng các metrics, lạm dụng ISI, Scopus. Mình cho cái này là không đúng, là oan.
Quy định bổ nhiệm GS, PGS hay quy định tốt nghiệp TS (theo TT 08) trước kia cũng chỉ dùng bài báo ISI, Scopus là 1 trong nhiều tiêu chí, gần như chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ còn rất nhiều tiêu chí khác. Ngay cả với các quy định kể trên thì ISI, Scopus cũng không phải là tất cả. Quy định bổ nhiệm GS, PGS thì vẫn có nội dung mở, cho phép các Hội đồng ngành đưa ra danh sách riêng, ngoài ISI, Scopus. Quy định tốt nghiệp TS thì bài báo ISI, Scopus có thể được thay thế bằng 02 bài hội thảo quốc tế (dễ hơn nhiều).
Các đề tài, dự án thì output bài báo ISI, Scopus cũng chỉ là 1 trong nhiều output khác.
Quy định về cấp ngân sách cho trường ĐH thì vẫn theo cơ chế dựa trên đầu vào, chứ không phải căn cứ đầu ra.
Cũng chưa thấy GS, PGS nào mất job, mất vị trí GS, PGS vì không/chưa công bố đủ bài ISI, Scopus.
Tất nhiên là ISI, Scopus đã trở thành 1 phần cực kỳ quan trọng của sinh hoạt khoa học ở Việt Nam (cái này đúng thôi, cả thế giới đều thế mà), nhưng bảo là ISI, Scopus bị lạm dụng, thậm chí bị thành hội chứng ISI-mania như 1 số người nói (và như 1 số nước Châu Á) thì rõ ràng là Việt Nam chưa đến mức đó.
Mình cũng chả hiểu sao nhiều người cứ lặp đi lặp lại việc cho rằng ISI, Scopus và rộng hơn là các metrics như citations, IF, Q, H-index đang bị lạm dụng (hay do họ không thực làm khoa học, hay do họ không chịu đọc kỹ văn bản pháp quy, hay do họ còn lý do nào khác?)
Oan cho ISI, Scopus quá!!!”.
Hết trích dẫn tus của TS X..
Tôi đã hỏi lại một số nhà khoa học là có oan thật không. Một bạn trả lời thế này: “Người ta đang phản đối việc chỉ đánh giá chất lượng bài báo qua chỉ số đó mà không dùng thêm tiêu chí khác, thì TS X. bảo các đánh giá bây giờ dùng nhiều tiêu chí chứ ko phải riêng ISI. Nhưng xem kỹ thì các tiêu chí mà TS X. nói đến lại hướng đến nhiều khía cạnh khác nhau chỉ không tập trung vào chất lượng bài báo nghiên cứu. Còn các đánh giá về chất lượng mà nó chỉ ra thì thậm chí còn kém tin cậy hơn việc dùng ISI “. “Các tiêu chí mà TS X. đưa ra toàn là bề nổi hình thức chả giải quyết được gì, vấn đề vẫn cứ ở đó. Nên không thể lấy đó để bào chữa cho việc phiến diện/hình thức/lười biếng/dễ dãi trong đánh giá chất lượng nghiên cứu dc (chỉ dựa vào ISI là biểu hiện của việc này)”.
Theo giải thích của bạn ở trên thì hình như người viết tus đó không hiểu vấn đề lắm, hoặc có thể viết ra không phải để chống một số luận điểm mà là chống một số người, nên người viết cứ đi tìm một số căn cứ đâu đó gom vào cho đủ, kể cả căn cứ đó không rõ ràng gì cả hoặc ghép lại không theo một câu chuyện xuyên suốt. Nguyên nhân có thể là do năng lực tư duy, hoặc do lợi ích nhóm.
Như vậy tus này nêu ra hai vấn đề, mong nhận được sự thảo luận của mọi người:
1. Vấn nạn sản xuất tri thức “rác”.
1. Có oan cho ISI/Scopus thật không.
Shared link: https://thanhnien.vn/liem-chinh-nghien-cuu-khoa-hoc-nhieu-quan-niem-can-duoc-giai-ao-185231221202535822.htm
Statistics:
Likes: 181, Shares: 25, Comments: 58
Like Reactions: 164, Haha Reactions: 8, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 7, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0