Anonymous participant – 2023-11-16 04:58:30
Với cơ chế hiện tại thì mong mọi người có cái nhìn công bằng, bớt khắc nghiệt hơn. Các lãnh đạo khi không nghiên cứu khoa học nhiều nữa thì cũng phải tìm cách có thêm thu nhập chứ làm sao sống nổi. Do đó sẽ dẫn đến 1 số thực trạng hiện nay:
1. Đầu nậu đề tài khoa học: những người không có năng lực nghiên cứu như các nhà khoa học thực chất thì tận dụng thế mạnh là mối quan hệ, biết cách kiếm đề tài. Có người đã từng muốn tôi làm nghiên cứu cho họ, họ chỉ lấy chi phí để đi quan hệ, chạy đề tài thôi. Điều này tất yếu sẽ phát sinh các rào cản gây khó khăn cho các nhà khoa học chính trực, tài năng, khiến cho họ bị cuốn vào cuộc chạy đua quan hệ, dây rợ, bè phái, và bị hao hụt ngân sách nghiên cứu.
1. Hội đồng xét duyệt: thật khó để họ đừng ngoài nhìn các chủ nhiệm đề tài hăng say nghiên cứu, tăng thu nhập, mà mình lại không có gì.
1. Việc công bố các bài báo khoa học với tiêu chuẩn quá dễ dàng sẽ dẫn tới việc chạy đua số lượng, trọng mưu mẹo, mánh mung hơn là tập trung vào nghiên cứu thực chất. Ví dụ tính các bài báo chất lượng thấp, không phải tác giả chính, nhận qũy ở Việt Nam nhưng chủ yếu mang tiền đi thực hiện ở nước ngoài, gian lận ghi danh địa chỉ cơ sở nghiên cứu, … Dẫn đến thành tích ảo rất nhiều, mà mất đi cơ hội của các nhà khoa học có năng lực, trung thực, liêm chính.
Do thời cuộc, ai cũng phải nỗ lực kiếm thêm thu nhập. Song do đặc thù của việc này là sự mập mờ, úp mở, không rõ ràng, nhiều luật lệ ngầm, bất thành văn, nặng cảm tính, nên tạo điều kiện cho lòng tham trỗi dậy, ham muốn làm giàu cá nhân, bất chấp sự trì trệ, tạo cơ chế chèn ép, gây khó khăn, …
Bài viết mong muốn có sự thay đổi, cải cách mạnh mẽ về cơ chế quản lý khoa học. Còn bằng chứng thì tôi có thể cung cấp nhưng sẽ không nêu ra ở đây.
Statistics:
Likes: 50, Shares: 2, Comments: 17
Like Reactions: 40, Haha Reactions: 7, Wow Reactions: 2, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0