Anonymous participant – 2023-11-15 23:03:43
**(Bài viết rất dài và công phu, tâm huyết và khách quan, mến mời hội đồng GS/PGS, hội đồng các quỹ đầu tư nghiên cứu, các nhà quản lý của các trường ĐH, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà báo quan tâm tới LCKH ở Việt Nam bớt ít thời gian theo dõi và trăn trở)**
Lâu nay, diễn đàn LCKH bàn tán xôn xao trường hợp của PGS. Hướng. Tôi thấy (ít nhiều) vẫn có những tranh luận trái chiều, có người lên án nhưng cũng có người đồng cảm. Suy nghĩ một cách lạc quan vui vẻ thì dù sao các công trình khoa học của PGS. Hướng vẫn nằm lại ở Việt Nam. Kinh phí, tiền bạc vẫn là của các cơ sở, quỹ nghiên cứu Việt Nam (cơ sở chủ quản, đại học mua bài vẫn đều là Việt Nam) dành cho người Việt Nam (PGS. Hướng). Nói dí dỏm là tổng vẫn không đổi, vẫn chưa bị chảy máu ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Và ít ra là, sau khi sự việc xảy ra, PGS. Hướng đã chủ động (!?) nộp đơn xin rút khỏi hội đồng ngành ở quỹ NAFOSTED. Xét riêng khía cạnh này, tôi vẫn dành sự tôn trọng cho PGS. Hướng.
Ấy thế mà, có một case có dấu hiếu (!?) vi phạm LCKH rất nghiêm trọng, có dấu hiệu chảy máu chất xám, tiền bạc ra nước ngoài đã và đang diễn ra công khai gần 10 năm nay, thì lại không mấy ai chú ý và lên án mạnh mẽ như trường hợp của PGS. Hướng.
Ở bài đăng trên diễn đàn LCKH lần này, tôi xin tổng hợp và thống kê một cách khách quan để mọi người cùng tranh luận về trường hợp này: **Cách làm khoa học, làm đề tài, cách đăng ký xét học hàm PGS/GS của PGS. Lê Thị Hương (Trường Đại học Vinh) và TS. Đỗ Ngọc Đài (Trường Đại học Kinh tế Nghệ An) – Vợ chồng hai nhà khoa học “có tiếng xuất sắc” của ngành Thực vật học (Sinh học).**
Mọi người có thể tìm đọc lại nội dung ở một bài đăng trước đây trên diễn đàn LCKH để nắm bắt sơ qua thông tin về trường hợp này, theo đường link sau:
[https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/1023482585565240/?mibextid=zDhOQc](https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/1023482585565240/?mibextid=zDhOQc)
Trường hợp này, gồm các nội dung chính như sau:
**1. Cách làm khoa học gắn liền với đầu nậu quốc tế**
+ Vợ chồng PGS. Lê Thị Hương và TS. Đỗ Ngọc Đài làm việc với đầu nậu quốc tế Ogunwande Isiaka Ajani (Nigeria) gần 10 năm và vẫn đang tiếp diễn. Đầu nậu này rất nguy hiểm cho nền khoa học Việt Nam khi một tay ông ta thâu tóm rất nhiều các nghiên cứu, đề tài của Việt Nam (>90% các công bố của ông ta có nguồn gốc từ Việt Nam). Xem kỹ Scholar của ông ta (xem các bài báo, xem tác giả, xem lời cảm ơn các quỹ đề tài Việt Nam do đầu nậu này làm tác giả chính) sẽ rõ, link Scholar của đầu nậu Ogunwande Isiaka Ajani:
• [https://www.researchgate.net/profile/Isiaka-Ogunwande](https://www.researchgate.net/profile/Isiaka-Ogunwande?fbclid=IwAR1PXuAdbbxnjPf_vilI3uI7lE2SQZfQGicRPUpHA9-W58DOY06X_s2eL2I)
• [https://www.researchgate.net/profile/Isiaka-Ogunwande-2](https://www.researchgate.net/profile/Isiaka-Ogunwande-2?fbclid=IwAR0M8OpGfFUFoSzVdjisiSmf9uRNgU_aM6A8IjuJ551VoHfOp6MvT92Ex3A)
+ Điều đáng ghê sợ hơn là tư cách nhà giáo – tư cách nhà nghiên cứu – và cơ bản hơn là tư cách làm người của ông ta đã suy đồi nghiêm trọng, đáng kinh hãi khi ông ta bị trường Đại học Lagos State University (Nigeria) sa thải vì có hành vi x/â/m h/ạ/i t/ì/n/h d/ụ/c nữ sinh viên, bị cáo buộc đổi chác XYZ với nữ sinh viên để lấy điểm số:
• [https://guardian.ng/news/dismissed-lecturer-sues-lasu-over-sex-for-grade-allegation/](https://guardian.ng/news/dismissed-lecturer-sues-lasu-over-sex-for-grade-allegation/)
+ Ông ta suy đồi như vậy, nhưng rất ngạc nhiên là các nhà khoa học Việt Nam (không chỉ có trường hợp 2 vợ chồng PGS. Lê Thị Hương và TS. Đỗ Ngọc Đài đang bàn luận ở đây, mà còn nhiều trường hợp ở các trường ĐH ở Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, …) vẫn “làm ngơ” tự nguyện dâng mình cho một đầu nậu ghê rợn như thế làm tác giả liên hệ của các nghiên cứu thuần túy ở Việt Nam với một mục đích là để bài báo quốc tế của các nhóm nghiên cứu đó được xuất bản thuận lợi hơn. Và từ các bài báo quốc tế ấy, rất nhiều đề tài đã được nghiệm thu, xét học hàm PGS/GS cũng êm xuôi với bản hồ sơ rực rỡ, rất nhiều khen thưởng, thành tích thi đua đủ các cấp, báo đài đưa tin tuyên dương, đãi ngộ liên tục trong nhiều năm liên tiếp,…
***Câu hỏi ở mục này:***
+ Các trường đại học, cơ sở chủ quản khi xét thi đua khen thưởng có quan tâm đến vấn đề này không? Hay chỉ đếm công bố và trao thưởng? Được biết, PGS. Lê Thị Hương là gương mặt luôn thuộc TOP xuất bản bài báo quốc tế của Trường ĐH Vinh, thường xuyên được Trường ĐH Vinh và được Tỉnh Nghệ An, Bộ GD-ĐT khen thưởng vì đóng góp cho giáo dục và khoa học (!!?) và chắc chắn là các bài báo quốc tế với đầu nậu Ogunwande Isiaka Ajani đã góp phần không ít trong những khen thưởng này (!!?).
• [https://vinhuni.edu.vn/pgs-ts-le-thi-huong-giang-vien-khoa-sinh-hoc-truong-su-pham-duoc-tuyen-duong-nha-giao-tieu-bieu-nam-2023-c11l0v0p0a130028.html](https://vinhuni.edu.vn/pgs-ts-le-thi-huong-giang-vien-khoa-sinh-hoc-truong-su-pham-duoc-tuyen-duong-nha-giao-tieu-bieu-nam-2023-c11l0v0p0a130028.html)
+ TS. Đỗ Ngọc Đài là Trưởng phòng Quản lý Đào tạo – Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và có sự hợp tác lâu bền với đầu nậu quốc tế Ogunwande Isiaka Ajani (Nigeria) trong gần 10 năm qua (!!?). Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Nghệ An có nắm bắt được sự việc này không?
– Nếu sự hợp tác này là bất thường thì bản thân TS. Đỗ Ngọc Đài với chức vụ Trưởng phòng Quản lý Đào tạo – Khoa học và Hợp tác Quốc tế phải nắm rõ luật (ngoài luật còn có liêm chính, đạo đức gắn liền nghề nghiệp, chức vụ) hơn người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện thì có trách nhiệm như thế nào?
– Nếu sự hợp tác này là minh bạch, tôi có một đề xuất nhỏ với TS. Đỗ Ngọc Đài là nên cố gắng tìm cách thực hiện tối thiểu 1 đề tài Nghị định thư giữa Việt Nam – Nigeria để thúc đẩy sự hợp tác, tình hữu nghị giữa 2 quốc gia Việt Nam – Nigeria. Điều đó mới xứng tầm chức vụ Trưởng phòng Quản lý Đào tạo – Khoa học và Hợp tác Quốc tế, xứng tầm với 10 năm kinh nghiệm hợp tác với Ogunwande Isiaka Ajani.
**2. Đăng ký xét học hàm PGS/GS**
+ Xem xét kỹ hồ sơ đăng ký xét học hàm PGS/GS của cả 2 vợ chồng, gồm PGS. Lê Thị Hương (đã được xét công nhận PGS năm 2020) và TS. Đỗ Ngọc Đài (đang xét năm 2023) có thể dễ dàng thấy rằng chủ yếu các bài báo quốc tế của cả 2 vợ chồng kê khai trong hồ sơ là do đầu nậu Ogunwande Isiaka Ajani làm tác giả liên hệ.
Năm 2020, khi vấn đề LCKH ở Việt Nam chưa được quan tâm như hiện nay, diễn đàn LCKH cũng chưa ra đời, (người vợ) PGS. Lê Thị Hương (sinh năm 1986) suôn sẻ trở thành PGS trẻ nhất Việt Nam trong số hơn 300 ứng viên PGS/GS được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận; với bản hồ sơ tự khai gồm hơn 70% các bài báo quốc tế do đầu nậu Ogunwande Isiaka Ajani làm tác giả liên hệ là chủ yếu:
• [http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2020/BDK%2021%20HD%20nganh%202020/HD%20Sinh/Le%20Thi%20Huong.pdf](http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2020/BDK%2021%20HD%20nganh%202020/HD%20Sinh/Le%20Thi%20Huong.pdf)
• [https://vtc.vn/nu-pgs-tre-nhat-2020-so-huu-100-bai-bao-khoa-hoc-dam-me-nghien-cuu-thuc-vat-ar591405.html](https://vtc.vn/nu-pgs-tre-nhat-2020-so-huu-100-bai-bao-khoa-hoc-dam-me-nghien-cuu-thuc-vat-ar591405.html)
Sau khi được công nhận học hàm PGS, trong các năm liên tiếp cho đến nay, PGS Lê Thị Hương vẫn thường xuyên chủ nhiệm được các đề tài khoa học, lên báo chí, nhận khen thưởng, thi đua xuất sắc… nhờ các bài báo quốc tế công bố tần suất rầm rộ với các tác giả liên hệ nước ngoài (đầu nậu Ogunwande Isiaka Ajani chủ yếu chiếm đa số).
+ Năm 2023, (người chồng) TS. Đỗ Ngọc Đài đăng ký xét học hàm PGS. Đúng thời gian này, vấn đề LCKH được cộng đồng các nhà khoa học và xã hội rất quan tâm. Và mặc dù, bản hồ sơ kê khai đẹp “xuất sắc”, khiến các nhà khoa học khác cũng phải ngưỡng mộ, đồ sộ và ấn tượng hơn cả hồ sơ của (người vợ) PGS. Lê Thị Hương (đã được xét đạt năm 2020), thế nhưng TS. Đỗ Ngọc Đài bị đánh trượt học hàm PGS ở vòng xét cuối cùng của Hội Đồng Giáo sư Nhà nước (mặc dù trước đó, Hội Đồng Giáo sư ngành Sinh học vẫn thông qua). Trong bản hồ sơ tự khai của TS. Đỗ Ngọc Đài, có gần 80% các bài báo quốc tế do đầu nậu Ogunwande Isiaka Ajani làm tác giả liên hệ là chủ yếu:
• [http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2023/SINH/do-ngoc-dai-1982-10-15-1688113854.pdf](http://hdgsnn.gov.vn/files/anhbaiviet/files/2023/SINH/do-ngoc-dai-1982-10-15-1688113854.pdf)
***Câu hỏi ở mục này:***
+ Hội Đồng Giáo sư ngành Sinh học, là Hội đồng sát sườn nhất với chuyên môn của TS. Đỗ Ngọc Đài, đáng nhẽ phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn về vấn đề chuyên môn và LCKH của các ứng viên thuộc ngành của mình, thế nhưng Hội Đồng ngành Sinh học lại thông qua hồ sơ ứng viên của TS. Đỗ Ngọc Đài, điều này có thể giúp khẳng định là Hội Đồng Giáo sư ngành Sinh học chấp nhận cách thức nghiên cứu này? Hay là có vấn đề gì phía sau quá trình xét duyệt hồ sơ ở Hội Đồng Giáo sư ngành Sinh học khi đồng thuận cho qua trường hợp này dù có nhiều dấu hiệu vi phạm LCKH nghiêm trọng (!!?).
+ Xét theo kết quả của Hội Đồng Giáo sư Nhà nước (vòng cuối cùng), rõ ràng các nhà khoa học làm nghiên cứu theo cách này không xứng đáng được công nhận đạt chuẩn học hàm PGS/GS. Vậy nên có quy chế, cách xử lý như thế nào với các trường hợp đã được thông qua ở các năm trước đó? Vì rõ ràng rằng, hồ sơ ứng viên (người chồng) TS. Đỗ Ngọc Đài có cách làm tương tự, thậm chí còn “đẹp, đáng mơ ước” hơn của (người vợ) PGS. Lê Thị Hương (được xét đạt chuẩn năm 2020) rất nhiều?
+ Và giả sử, các năm tiếp theo PGS. Lê Thị Hương đăng ký lên học hàm GS, hoặc là trường hợp TS. Đỗ Ngọc Đài đăng ký xét (một lần nữa) học hàm PGS thì sẽ xử lý như thế nào? Cấm vĩnh viễn? Hay chỉ cần loại bỏ các bài báo quốc tế dính líu tới đầu nậu Ogunwande Isiaka Ajani ra khỏi hồ sơ là được xét tiếp? Loại bỏ thế nào khi sự hợp tác đã diễn ra gần 10 năm qua, số lượng bài báo quốc tế đã lên tới con số hàng trăm? Xử lý thế nào để thống nhất trong cách thực hiện giữa những trường hợp (trong cùng một ngành dễ đối chiếu), giữ những năm bình xét?
+ Hội Đồng Giáo sư Nhà nước, Hội đồng Giáo sư Cơ sở có sẵn sàng xem xét lại và có dám thu hồi học hàm PGS/GS của các trường hợp bị tố giác, phát hiện không liêm chính (tố giác đúng, phát hiện đúng) để làm gương hay không?
**3. Cách quản lý, phân bổ, thực hiện các đề tài khoa học có dấu hiệu bất ổn, góc nhìn từ các đề tài đã nghiệm thu thành công**
+ Thống kê từ 2 hồ sơ xét học hàm có thể thấy, 2 vợ chồng PGS. Lê Thị Hương và TS. Đỗ Ngọc Đài luân phiên nhau chủ nhiệm nhiều đề tài ở nhiều cấp độ… Xét ví dụ như đối với đề tài NAFOSTED:
– Từ 03/2015-03/2017: TS. Đỗ Ngọc Đài chủ nhiệm đề tài NAFOSTED; mã số 106.03.2014-23.
– Từ 08/2018-08/2020: PGS. TS. Lê Thị Hương chủ nhiệm đề tài NAFOSTED; mã số 106.03-2017.328.
– Từ 12/2018-12/2020: TS. Đỗ Ngọc Đài chủ nhiệm đề tài NAFOSTED; mã số 106.03-
-2018.02.
**+ Chỉ trong vòng 5 năm (2015-2020), 3 đề tài NAFOSTED đã được giao cho 2 vợ chồng PGS. Lê Thị Hương và TS. Đỗ Ngọc Đài làm chủ nhiệm (tại sao lại gọi là luân phiên nhau vì đây là 2 vợ chồng, cùng gia đình, cùng chuyên môn và cùng một nhóm nghiên cứu) (chưa tính các đề tài khác, chưa tính vai trò khác ngoài vai trò chủ nhiệm).**
+ Chưa dừng lại ở đó, xét đến nội dung và chất lượng các sản phẩm nghiệm thu của 3 đề tài NAFOSTED này, **có đến 18 bài báo quốc tế ghi các lời cảm ơn Đề tài NAFOSTED do đầu nậu quốc tế Ogunwande Isiaka Ajani làm tác giả liên hệ**.
+ Chưa hết, chưa bao giờ có trường hợp tương tự thế này, ngạc nhiên thực sự, **là 1 bài báo cảm ơn Đề tài NAFOSTED do TS. Đỗ Ngọc Đài làm chủ nhiệm nhưng TS. Đỗ Ngọc Đài lại không hề có tên trong bài báo (bài này Ogunwande Isiaka Ajani vẫn là tác giả liên hệ). **Có lẽ là quá trình xuất bản bài báo này, đầu nậu** **Ogunwande Isiaka Ajani đã… “quên” ghi tên chủ nhiệm đề tài TS. Đỗ Ngọc Đài vào bài (suy nghĩ là “quên” vì không dám phán có động cơ nào sâu xa hơn).
• [https://link.springer.com/article/10.1007/s10600-015-1525-z](https://link.springer.com/article/10.1007/s10600-015-1525-z)
***Câu hỏi ở mục này:***
– Có bao nhiều nhóm nghiên cứu trúng thầu của NAFOSTED (và các quỹ nghiên cứu khác) đã nghiệm thu thành công theo cách làm này? Sau khi cấp Cơ sở (các trường đại học, các viện nghiên cứu) nghiệm thu xong thì NAFOSTED có kiểm tra lại hồ sơ không? Trong trường hợp xấu nhất là phát hiện điều bất thường và sai phạm, NAFOSTED có quy chế gì để bắt đền bù sai phạm không?
– Từ trường hợp này, NAFOSTED và các quỹ đầu tư khoa học khác có nên xem xét lại cách phân bổ đề tài của mình không?
**4. Xem xét cụ thể trường hợp đề tài cấp Bộ GD-DT đang thực hiện và chờ xem sẽ nghiệm thu thế nào?**
Nếu những ví dụ ở trên là chuyện đã rồi. Vậy thì cùng xem xét một đề tài cấp Bộ GD-DT đang trong thời gian thực hiện và chờ xem kết quả nghiệm thu thế nào!?!
**+ ĐỀ TÀI: **Nghiên cứu tính đa dạng thực vật, phân tích thành phần hoá học tinh dầu, đánh giá hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Trâm (Syzygium Gaertn) phân bố ở khu vực Bắc Trung Bộ (**Mã số: B2022-TDV-07**) do **PGS.TS Lê Thị Hương (Khoa Sinh học – Trường Đại học Vinh) làm chủ nhiệm**; Thời gian thực hiện: **1/2022-12/2023**.
+ Thành viên thực hiện đề tài gồm 7 người:
– PGS.TS. Lê Thị Hương (chủ nhiệm đề tài)
– TS. Đỗ Ngọc Đài (thành viên thực hiện chính)
– Cùng với 4 thành viên khác (là thư ký và thành viên thực hiện chính khác) thuộc Trường Đại học Vinh (TS. Đào Thị Minh Châu, TS. Hoàng Vĩnh Phú, TS. Lê Thị Mỹ Châu, TS. Lê Duy Linh)
– Và 1 thành viên thực hiện chính thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An (ThS. Nguyễn Thành Chung)
**+ Sau đây cùng phân tích các công trình nghiên cứu thuộc đề tài Bộ DG-DT, có ghi lời cảm ơn của đề tài Bộ DG-DT với mã số B2022-TDV-07:**
+ **Bài báo số 1** ([https://www.mdpi.com/1420-3049/28/22/7505](https://www.mdpi.com/1420-3049/28/22/7505)) đăng trên tạp chí **Molecules**. Nếu chỉ xét tiêu chí đếm số lượng bài + tra cứu chất lượng SCOPUS để nghiệm thu đề tài thì hiển nhiên đây là một công trình “chất lượng” vì thuộc danh mục tạp chí **Q1** theo SCOPUS. Tuy nhiên nó có một số vấn đề sau:
– **Molecules** thuộc **MDPI** là nhà xuất bản săn mồi nổi tiếng nhất nhì trong giới học thuật; phí xuất bản ở tạp chí Molecules là **2700 Swiss Francs (hơn 70 triệu VNĐ)**.
– **Các tác giả của bài báo này: PGS.TS Lê Thị Hương (là chủ nhiệm đề tài) đứng tác giả chính (first author); TS. Đỗ Ngọc Đài (là thành viên đề tài) đứng đồng tác giả ở giữa (coauthor); trong khi 5 thành viên khác của đề tài (đã nêu ở trên) là thư ký + thành viên thực hiện chính của đề tài nhưng tuyệt nhiên không có tên trong bài báo này; thay vào đó là 8 tác giả ở các trường ĐH khác trong và ngoài nước; tác giả liên hệ cũng là một người nước ngoài TS. Wolfram Brück (!!?)**
– **Trong phần tự kê khai đóng góp của tác giả phía cuối bài báo**: Conceptualization, L.T.H.; methodology, D.N.D.; investigation and experimentation, N.H.H., N.N.L., W.N.S. and W.A.; data analysis, T.V.P. and N.Q.H.; writing—original draft preparation, N.T.S.; writing—review and editing, N.T.S. and W.M.B.; visualization, N.N.L.; supervision, W.M.B.; project administration and funding acquisition, D.N.D. All authors have read and agreed to the published version of the manuscript.
**Dựa vào đây có thể kết luận là: Đề tài bộ GD-DT này gồm một nhóm 7 thành viên; nhưng bài báo dùng để nghiệm thu đề tài này lại được thực hiện bởi một nhóm khác gồm 10 thành viên (có cả các tác giả trong và ngoài nước); Điểm chung của 2 nhóm tác giả này là chỉ có tên 2 vợ chồng PGS.TS. Lê Thị Hương và TS. Đỗ Ngọc Đài; còn 5 thành viên còn lại mặc dù được liệt kê trong hồ sơ là thành viên chính nhưng hoàn toàn mất hút trong công bố Q1 này – Có thể coi là sản phẩm có sức nặng nhất để nghiệm thu đề tài này !?!!**
– Quên bàn sâu thêm về vai trò của các tác giả, mặc dù chủ nhiệm đề tài là PGS. Lê Thị Hương (kê khai nhiệm vụ + quyền lợi trong hồ sơ đăng ký đề tài rất to lớn và nặng nề) và là tác giả chính (first author), nhưng khi đọc phần kê khai đóng góp của tác giả trong bài báo, sẽ nhận thấy vai trò của PGS. Lê Thị Hương không xứng đáng với vị trí chủ nhiệm của đề tài.
+ **Bài báo số 2** ([https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/0972060X.2023.2192370](https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/0972060X.2023.2192370)) đăng trên tạp chí **Journal of Essential Oil Bearing Plants**. Đây là một tạp chí ISI uy tín, và nếu** **chỉ xét tiêu chí đếm số lượng bài + tra cứu chất lượng SCOPUS để nghiệm thu đề tài thì hiển nhiên đây cũng là một công trình “chất lượng”. Tuy nhiên nó có một số vấn đề sau:
– **Tác giả liên hệ của bài báo này là đầu nậu Isiaka Ajani Ogunwande**. Như đã đều cập từ đầu bài viết này, đầu nậu Isiaka Ajani Ogunwande hiện diện xuyên suốt quá trình (gần 10 năm) làm khoa học, làm đề tài, làm hồ sơ xét PGS/GS của vợ chồng PGS. Lê Thị Hương và TS. Đỗ Ngọc Đài.
– **Tác giả chính (first author) của bài báo này là PGS. Lê Thị Hương (chủ nhiệm đề tài); TS. Đỗ Ngọc Đài và ThS. Nguyễn Thành Chung (là 2 thành viên đề tài) đứng đồng tác giả ở giữa (coauthor); trong khi 4 thành viên khác của đề tài tiếp tục vắng mặt trong nghiên cứu (công việc) lần này; thay thế vào đó là 3 tác giả khác ngoài phạm vi đề tài có tên trong bài báo.**
+ **Bài báo số 3** ([https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1002/vjch.202200161](https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1002/vjch.202200161)) đăng trên **Tạp chí Hóa học Việt Nam**. Đây là một tạp chí SCOPUS Q4 của Việt Nam. Và (tiếp tục) nếu** **chỉ xét tiêu chí đếm số lượng bài + tra cứu chất lượng SCOPUS để nghiệm thu đề tài thì hiển nhiên đây cũng là một công trình “chất lượng”. Tuy nhiên nó có một số vấn đề sau:
– **Tác giả liên hệ của bài báo này là TS. Ninh Thế Sơn (Viện Hóa, Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam)**. TS. Ninh Thế Sơn không phải là thành viên của đề tài này nhưng vẫn đứng tác giả liên hệ.
– **Tác giả chính (first author) của bài báo này là PGS. Lê Thị Hương (chủ nhiệm đề tài); TS. Đỗ Ngọc Đài (là thành viên đề tài) đứng đồng tác giả ở giữa (coauthor); trong khi 5 thành viên khác của đề tài tiếp tục vắng mặt trong nghiên cứu (công việc) lần này; thay thế vào đó là 4 tác giả khác ngoài phạm vi đề tài có tên trong bài báo.**
***Câu hỏi ở mục này:***
– Các hồ sơ đề tài (chắc chẵn phải được lưu trữ) trong đó bao gồm rất rõ ràng các nội dung nhiệm vụ của đề tài; các thành viên thực hiện đề tài: ai là chủ nhiệm, ai là thư ký, ai là thành viên thực hiện chính,… đều được kê khai đầy đủ. Dựa vào hồ sơ đề tài, các thành viên biết được nhiệm vụ và quyền lợi của mình (phải làm những phần việc gì; phải được gì trong bài báo; được chia bao nhiêu kinh phí, gọi là tiền lương từ đề tài,…). Vậy thì, khi nghiệm thu đề tài, hội đồng nghiệm thu có chất vấn cụ thể để xác định đề tài này được tiến hành có đúng quy định hay không? Hay là hồ sơ đề tài nạp lên cho đủ thủ tục, còn sau khi trúng thầu đề tài thì giao cho nhóm khác (tiêu cực hơn là giao cho đầu nậu quốc tế) xử lý? Tại sao các thành viên được ghi là “thành viên thực hiện chính” của đề tài lại không có đóng góp, và hoàn toàn mất hút trong các công bố? Trong khi đó, các đầu nậu quốc tế, các cá nhân khác không có liên quan gì tới đề tài lại xuất hiện ở các vị trí quan trọng nhất (corres authors)?
– Rõ ràng rằng, nếu một nghiên cứu độc lập, thì việc hợp tác với ai, vị trí tác giả thế nào là do nhóm nghiên cứu tự thảo luận – quyết định. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài và có cảm ơn đề tài, việc loại bỏ các thành viên chính và thay thế bằng các tác giả bên ngoài vì mục đích gì đó (!!?), hoặc nghiêm trọng hơn là đưa đầu nậu quốc tế vào bài báo để quy trình xuất bản được dễ dàng hơn?? Điều này rất không bình thường và cần thiết phải chất vấn?
– Cụ thể trong tất cả 3 bài báo thuộc đề tài này, đều có các dấu hiệu rất bất thường. Có những thành viên được ghi rất rõ ràng nhiệm vụ trong hồ sơ đề tài nhưng hoàn toàn biến mất trong các công bố. Chứng tỏ không có sự nhất quán trong quá trình làm hồ sơ xin đề tài và trong quá trình nghiên cứu, công bố sản phẩm. Vậy nhiệm vụ (đã được ghi rõ ràng) trong hồ sơ của các thành viên này tất nhiên chưa được hoàn thành? Thì quyền lợi, kinh phí, tiền lương của các thành viên này có được nhận không? Các khoản đó sẽ đi đâu? Đề tài này còn ít tháng nữa là hết hạn (**1/2022-12/2023**) sẽ được nghiệm thu như thế nào?
Thật khó để biết được chính xác các câu trả lời cho những điều nêu trên.
Tuy nhiên, ít nhất là, Hội Đồng Giáo sư Nhà nước đã thể hiện quan điểm khi đánh trượt hồ sơ xét PGS của TS. Đỗ Ngọc Đài. Niềm tin vào Hội Đồng Giáo sư Nhà nước vẫn còn vững. Việc tiếp theo, chỉ biết trông chờ vào công bằng – công lý trong cách xử lý vụ việc nơi Cơ sở Chủ quản, Viện Nghiên cứu, các Quỹ đầu tư… có liên quan trực tiếp đến các trường hợp này.
**Xin đừng đánh mất niềm tin của các nhà giáo, nhà khoa học chân chính!**
Shared link: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/1023482585565240/?mibextid=zDhOQc
Statistics:
Likes: 280, Shares: 43, Comments: 31
Like Reactions: 227, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 30, Love Reactions: 19, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 0