Anonymous participant – 2023-11-13 11:33:06
Các bác Admin, các bác trên diễn đàn LCKH và các nhà báo đều là người chính trực mong muốn nền giáo dục ĐH, khoa học Việt Nam phát triển thực chất. Các câu hỏi của các bác đều rất chính trực và nghiêm túc như:
1) Tại sao các trường ĐH dân lập tuyển sinh ngành này lại ký hợp đồng bán cơ hữu với người bên ngoài để có tên trường trên bài báo khoa học ở ngành khác?
2) Tại sao không dùng số tiền ký hợp đồng bán cơ hữu với người bên ngoài để đầu tư cán bộ cơ hữu để thusc đẩy khoa học phát triển thực chất, …
Bản chất của việc ký hợp đồng với cán bộ cơ hữu bên ngoài để có tên trường trên các công bố khoa học là tối ưu hoá lợi nhuận (tổng số tiền học phí của tất cả sinh viên trừ đi các chi phí đầu tư).
Về câu hỏi thứ 1: để tăng số lượng sinh viên vào học thì làm tăng ảo tất cả chỉ số như nghiên cứu khoa học, sinh viên ra trường có việc làm, … nhằm tăng thứ hạng trường trên bảng xếp hạng, tuyển những ngành có nhiều người đăng ký vào học đồng thời không mất chi phí đầu tư nhiều như kinh tế, quản trị, luật, điều dưỡng, … và hạ thấp điểm chuẩn đầu vào. Ký hợp đồng với cán cơ hữu với cán bộ ngoài trường ở những lĩnh vực không phải đầu tư cơ sở vật chất thí nghiệm như toán học, thống kê, … Tất nhiên họ sẽ không đào tạo ngành Toán học vì không thể cạnh tranh được với 7 trường ĐH Sư phạm quốc gia trọng điểm đã được Nhà nước đầu tư nhiều về tiền lương giảng viên, cơ sở vật chất, học bổng cho sinh viên.
Về câu hỏi thứ 2: Nếu muốn có số lượng bài báo lớn từ nghiên cứu khoa học của cán bộ cơ hữu trong 1 năm thì phải tuyển rất nhiều nhà khoa học về làm cán bộ cơ hữu làm tăng quỹ lương, tiền bảo hiểm y tế, lương hưu cho đội ngũ cán bộ cơ hữu.
Tất nhiên các chỉ số khác như số sinh viên ra trường có việc làm, chất lượng giảng dạy, … là được làm tăng ảo nhiều nhất vì dễ làm giả, khó bị phát hiện, lại không phải đầu tư chi phí như tăng số lượng công bố bằng cách ký hợp đồng bán cơ hữu với cán bộ ngoài trường.
Các trường ĐH công lập ở Việt Nam và các trường ĐH ở Phương Tây và Mỹ không có hiện tượng này. Các trường ĐH công lập Pháp được chính phủ Pháp tài trợ và học phí sinh viên thấp, các trường ĐH dân lập Mỹ được các tỉ phú đã từng học và các doanh nghiệp tài trợ. Hơn nữa, xã hội các nước này rất đề cao liêm chính, không chấp nhận sử dụng doping để thăng hạng như này.
Tất nhiên các trường và cá nhân tham gia việc ký hợp đồng bán cơ hữu như trên đều không gương mẫu vì đã chủ động và tiếp tay làm tăng ảo các chỉ số năng lực ĐH để thu lợi kinh tế, gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh giáo dục đại học và các nhà khoa học Việt Nam với thế giới (tất nhiên cần phải thông cảm những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ vì hoàn cảnh khó khăn tham gia việc này và không nên đấu tố cá nhân PGS. Đinh Công Hướng trên báo chí nhưng không nghĩa là việc này là đúng. Các công ty sản xuất ghi trên lon nước cam là 80% nguyên chất nhưng chỉ có 5% là cam, còn lại là đường, hoá chất, phụ gia, hương cam, … hoặc ghi là nước lọc tinh khiết nhưng là nước hút từ sông, hồ nên lọc qua bình lọc rồi đóng chai để tối ưu lợi nhuận rõ ràng là có sai phạm). Việc ký hợp đồng bán cơ hữu với cán bộ ngoài trường để có tên trường trên bài báo có vi phạm luật không thì cần tiếp tục làm rõ việc sử dụng học phí sinh viên vào việc này có vi phạm quy chế chi tiêu nội bộ, tôn chỉ hoạt động của trường và các chế tài pháp luật của Việt Nam. Tiền học phí sinh viên, tiền đóng nghóp từ thiện từ các cá nhân mạnh thường quân, tiền của các quỹ tài trợ khoa học của quốc gia của Việt Nam và các nước khác, … có nguồn gốc khác nhau và mục đích sử dụng khác nhau nên có các quy định riêng.
Đã đấu tranh với tiêu cực thì phải theo tinh thần phát hiện đến đâu kiên quyết xử lý đến đó, xử lý làm gương, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, thì mới có hiệu quả ngăn chặn, đẩy lùi cái những việc không tốt, bảo vệ tuyên dương những việc làm thực chất.
Statistics:
Likes: 34, Shares: 5, Comments: 4
Like Reactions: 26, Haha Reactions: 6, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0