Cá Bốn Sa – 2023-11-05 07:10:35
Xin chào quý anh chị,
Nhân việc một nhà khoa học giỏi bị chỉ trích vì “mua bán” bài báo khoa học dẫn đến việc nhà khoa học bị mất một số quyền lợi, có nhiều ý kiến ủng hộ và phản đối nhưng không xét đến ảnh hưởng của việc “mua bán” bài đến năng lực nghiên cứu tổng thể của quốc gia, em xin phép có một số ý kiến.
Thứ nhất, em cho rằng không nên chỉ xét vấn đề “mua bán” trong bình diện quan hệ giữa nhà khoa học và trường/cơ sở nghiên cứu, mà nên xét đến bình diện tổng thể năng lực nghiên cứu của quốc gia chịu ảnh hưởng như thế nào từ việc đó. Xin phép định nghĩa việc “mua bán” công trình khoa học là việc một nhà khoa học công bố công trình tại nhiều trường/cơ sở nghiên cứu và có sự tài trợ chính thức/phi chính thức từ một trong số những trường đó, tạm, tạm đặt tên là Đa Đăng Công Trình (DDCT).
DDCT có ảnh hưởng thế nào đến nền khoa học của quốc gia? Việc tiền tập trung vào trong tay một số tổ chức nhất định dẫn đến sự tập trung nhân lực, sản phẩm vào tay một số tổ chức đã diễn ra ngập tràn trong 10 năm gần đây, với việc các tập đoàn lớn thâu tóm quá nhiều công ty vào tay của họ. Ở đây nhân lực là nhà khoa học và sản phẩm là bài báo. Về khách quan mà nói thì tất cả những nền khoa học lớn đều có một số trường/viện nghiên cứu thủ lĩnh tập trung hết tinh hoa của giới, và việc sinh ra được một tổ chức như vậy đóng vai trò quyết định trong việc một nền khoa học có thể nâng cao được vị thế.
Nhưng điều đó không có nghĩa là DDCT sẽ dẫn đến việc chúng ta có được một Oxford hay một Cambridge. Muốn vậy cần có chất lượng bài báo cao, trích dẫn nhiều và trường/cơ sở nghiên cứu có một đội ngũ cơ hữu rất giỏi và trung thành.
Về phía nhà khoa học mà nói thì việc họ có nhiều affiliations là một sự tưởng thưởng xứng đáng cho nỗ lực và năng lực thật sự của họ, lúc này họ có nhiều lựa chọn hơn và không sợ những vấn đề về quản lý có thể “bóp” khả năng thật sự của họ, dẫn đến cống hiến cho nền khoa học nước nhà cũng có phần tăng lên.
Điều em muốn tổng kết lại ở đây, em cho rằng DDCT không phải là một quá trình mà tự bản thân nó làm cho vị thế khoa học của quốc gia giảm sút đi. Vấn đề là chất lượng của công trình, điều đó sẽ quyết định một trường/cơ sở nghiên cứu thực hiện DDCT sẽ chỉ là một nơi thâu gom, một bãi công trình nghiên cứu trong đó có thể có nhiều vàng, có thể có nhiều sạn, hay thực sự biến một trường/cơ sở nghiên cứu thành đầu đàn.
Trung Quốc là một quốc gia hiện đang leo rất nhanh trên bản đồ khoa học thế giới và họ giải quyết vấn đề bằng phong cách rất Trung Quốc, sự quản lý chặt từ trung ương. Trung Ương đánh giá rất công bằng tiềm lực của các trường/cơ sở nghiên cứu và phân bổ nguồn lực tương ứng, xác định rõ năm nào thì trường/cơ sở nghiên cứu nào là trọng điểm.
Như vậy theo em vấn đề không phải là DDCT là xấu hay tốt, mà vấn đề là chất lượng công trình, nếu chất lượng công trình đa số là không tốt thì dẫn đến thể diện của nền khoa học bị ảnh hưởng. Cần có sự đánh giá tổng thể và nếu như chất lượng công trình của đa số những nghiên cứu công bố trong một năm của một trường là tốt, và số lượng nhà khoa học cơ hữu có nhiều công bố của trường/cơ sở nghiên cứu tăng nhanh, không cần phải nhất định là có nhiều nhà khoa học cơ hữu đăng nhiều công trình mà chỉ cần có xu hướng tăng nhanh qua nhiều năm thì điều đó là tín hiệu tốt cho thấy trường/cơ sở nghiên cứu đó sẽ có 1 đội ngũ cơ hữu mạnh trong tương lai và có thể trở thành một trong những trường/cơ sở nghiên cứu hàng đầu đóng góp lớn cho nền khoa học của quốc gia, nếu đạt được những tiêu chí trên thì việc DDCT có thể là tốt cho nền khoa học, còn nếu không đạt được những tiêu chí đó thì nên có biện pháp để hạn chế việc DDCT của trường/cơ sở nghiên cứu đó, tránh việc cả nền khoa học bị đánh giá là nền khoa học có nhiều trường/cơ sở nghiên cứu chuyên “mua bán” công trình chất lượng thấp.
Statistics:
Likes: 15, Shares: 1, Comments: 2
Like Reactions: 13, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0