Long Tran-Thanh – 2023-11-04 21:34:29
**Đôi lời về vấn nạn mua bán bài báo và xung đột cam kết (Conflict of commitment)**
[Posted on the behalf of the admin team of LCKH]
Câu chuyện bán bài đang được bàn tán sôi nổi mấy hôm nay. Chúng tôi xin bổ sung rằng **vấn đề này đã được thảo luận trên nhóm LCHK cách đây 3 năm**, và các bài lần này cũng không có gì khác biệt lắm so với lần trước. Vì vậy, chúng tôi xin tổng kết lại những ý kiến chính của các bàn luận từ lần trước như sau:
*******************
**A. ỦY BAN ĐẠO ĐỨC XUẤT BẢN THẢO LUẬN VỀ VẤN NẠN MUA BÁN BÀI BÁO:**
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/593454481901388/?mibextid=I6gGtw
**
Bài viết của Duong Tu trước kia trên LCKH về vấn nạn này:**
https://www.facebook.com/tucurie/posts/pfbid0ScqM5bg7egmgMt8upgF4qALytVrSfDRCg49Gk4g9ceHHbr9NeCJGCoGQ2NFp5mCDl
*******************
**B.** **Đôi lời về affiliation và xung đột cam kết (Conflict of commitment).**
Có 2 vấn đề mà những người ủng hộ chuyện bán bài có lẽ chưa hiểu rõ:
**1. Địa chỉ ghi trên bài báo không đơn giản là địa chỉ làm việc.**
Địa chỉ ghi trên bài báo thực chất là nơi có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu được công bố trong bài báo.
a. Nếu có vấn đề gì xảy ra liên quan đến kết quả nghiên cứu, chính nơi này sẽ phải chịu trách nhiệm điều tra, xử lý, bồi thường, đền bù.
Chẳng hạn, một nghiên cứu thử nghiệm vắc xin được tiến hành tại ĐH Y Hà Nội, nếu có sự cố gây chết người do làm sai quy trình, thì chính ĐH Y Hà Nội sẽ bị kiện và phải bồi thường thiệt hại, chứ không phải cá nhân nhà khoa học cụ thể ở ĐH Y HN. Và để thử nghiệm được phép tiến hành, ĐH Y HN sẽ phải thành lập hội đồng đạo đức để xem xét đề cương thử nghiệm, và giám sát toàn bộ quá trình thử nghiệm, để đảm bảo thử nghiệm an toàn, không vi phạm y đức, chứ không phải tự nhiên mà một (nhóm) nhà khoa học có thể tự ý tiến hành thử nghiệm.
Với các ngành khoa học xã hội thì sao? Nhiều nghiên cứu cũng phải thông qua hội đồng đạo đức, chẳng hạn khảo sát, đánh giá trên trẻ em, bệnh nhân, người mắc bệnh tâm lý…, hoặc đơn giản là các câu hỏi khảo sát, quy trình khảo sát phải đảm bảo không xâm phạm hay không để lộ thông tin riêng tư của người tham gia.
Ngay cả với những nghiên cứu thuần túy lý thuyết, chỉ làm việc với số liệu, thì cơ quan chịu trách nhiệm về nghiên cứu cũng là nơi đứng ra điều tra, xử lý, trả lời báo chí, công luận… khi xảy ra sự cố, gian lận.
b. Chính vì việc được ghi tên trong bài báo không chỉ mang lại quyền lợi cho cơ quan chủ quản, mà còn gắn với trách nhiệm của nơi này, nên không có trường nào đàng hoàng cho phép người khác lợi dụng địa chỉ của họ. Một người ở ĐH Y Hà Nội công bố kết quả thử nghiệm vắc xin không thể ghi địa chỉ ở Harvard để làm tăng uy tín cho nghiên cứu. Harvard sẽ không chấp nhận việc đó, và bắt rút bài ngay, vì họ không thể chịu trách nhiệm về một nghiên cứu và họ không biết và không thể kiểm soát được.
Trong đa số trường hợp, nơi chịu trách nhiệm về nghiên cứu cũng chính là cơ quan chủ quản nơi tác giả làm việc, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chẳng hạn, một người làm việc ĐH Y Hà Nội sang Harvard làm nghiên cứu sinh, tiến hành nghiên cứu mà ĐH Y Hà Nội không tham gia, không đóng góp gì cả, thì địa chỉ trên bài báo của người này chỉ bao gồm Harvard, chứ không phải ĐH Y Hà Nội – vì Harvard mới là nơi chịu trách nhiệm về nghiên cứu.
Mọi người có thể tham khảo thêm ở đây:
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/610337710213065/?mibextid=I6gGtw
**
2.** **Xung đột cam kết** **(Conflict of commitment):**
Mọi người thường hay nhắc đến conflict of interest, nhưng trong chuyện mua bán bài báo, vấn đề liên quan hơn là conflict of commitment.
Các trường đại học nghiêm túc trên thế giới đều có quy định rõ ràng về conflict of commitment, để đảm bảo khi nhà nghiên cứu tham gia các hoạt động chuyên môn hoặc thương mại bên ngoài trường, sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ tại trường.
Một mặt, họ khuyến khích việc hợp tác với bên ngoài để nhà nghiên cứu có thêm kinh nghiệm, đồng thời nâng cao hình ảnh của trường. Mặt khác, họ giới hạn thời gian mà nhà nghiên cứu được phép tham gia các hoạt động bên ngoài để đảm bảo nhà nghiên cứu dành đủ thời gian và tâm trí cho việc thực hiện nhiệm vụ ở trường.
Chẳng hạn, Đại học Wisconsin quy định mỗi người chỉ được sử dụng quá 2 ngày (mỗi ngày 8 tiếng) cho các hoạt động chuyên môn và thương mại bên ngoài: “If an unclassified staff member’s aggregate time commitment toward outside professional activities will exceed an average of more than two eight-hour days per calendar month during their contract term, regardless of when this occurs, the unclassified staff member must receive prior, written permission from their Dean or Director or their designee.” [https://policy.wisc.edu/library/UW-1075](https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fpolicy.wisc.edu%2Flibrary%2FUW-1075%3Ffbclid%3DIwAR3M5BIsJcUEKzSWxCRtbl4mALC5sYBK51_7psUPosP8lv0-PqS4-_29gI8&h=AT3Na2nxuZy8_tW2eOwNfrb9f_vLM7XnFQXhEaWcU5gJ0iwHvaGD03vdKvzbPEZ3q_TsknjDMzpMgjjf3famRqySWyNMxRenjDSwMqx0_8mQdL-e1WXTH4vwmhUoyt-bM8NWWGhW)
Hoặc Đại học Chicago giới hạn tối đa 11 ngày mỗi 3 tháng cho các hoạt động bên ngoài: “To sustain the contribution that is consistent with the Covered Person’s obligations to the University, the time committed by full-time employees to outside professional or commercial activities shall not exceed 11 days/quarter”: [https://uchicago.app.box.com/s/y7kdg124dlbn4jwr6t2mlrdmz1cpljrp](https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fuchicago.app.box.com%2Fs%2Fy7kdg124dlbn4jwr6t2mlrdmz1cpljrp%3Ffbclid%3DIwAR3gqTAf6Ej6_VCWDef7WDy6PVaq4NdhusVoXntUDReBX7TYORpSActnbpQ&h=AT3Na2nxuZy8_tW2eOwNfrb9f_vLM7XnFQXhEaWcU5gJ0iwHvaGD03vdKvzbPEZ3q_TsknjDMzpMgjjf3famRqySWyNMxRenjDSwMqx0_8mQdL-e1WXTH4vwmhUoyt-bM8NWWGhW)
Nếu các hoạt động bên ngoài vượt quá giới hạn thời gian này, họ phải hỏi ý kiến, nhận được sự đồng ý của trường, và phải lập kế hoạch quản lý thời gian/công việc để trường thông qua, đảm bảo rằng họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ với trường.
Nếu các hoạt động bên ngoài mang lại tiền bạc cho nhà nghiên cứu, cơ quan chủ quản sẽ điều chỉnh giảm lương chính thức của họ tại trường.
Các hoạt động ngoài chuyên môn, thuộc về sở thích cá nhân, như văn thơ nhạc họa (như ví dụ của ông Trần Hồng Tiệm), hoặc phục vụ các hội đồng chuyên môn của chính phủ, các tổ chức giáo dục, phi lợi nhuận… không nằm trong diện bị giới hạn thời gian như các trường hợp trên.
*******************
Shared link: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/593454481901388/?mibextid=I6gGtw
Statistics:
Likes: 65, Shares: 7, Comments: 9
Like Reactions: 49, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 2, Love Reactions: 12, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0