Anonymous participant – 2023-10-23 13:21:14
**DIỄN ĐÀN ‘XÉT CÔNG NHẬN GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NÊN RA SAO?’: CẦN THAM KHẢO THÔNG LỆ QUỐC TẾ**
Những tranh luận năm nay cũng như trong một số năm gần đây về việc công nhận và bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) về cơ bản vẫn tập trung vào vấn đề nổi bật như công bố bài báo quốc tế uy tín, giao cho trường đại học công nhận GS, PGS và một số ý kiến khác.
*”Cần có những đổi mới về quan niệm giáo sư là một chức vụ, chức vụ cao nhất trong nghề giảng dạy đại học cùng với những trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi nhất định. Giáo sư là vinh dự nhưng đừng chỉ coi đó là danh dự để rồi quên mất họ cũng cần có trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi.”*
Để công nhận giáo sư và PGS, kinh nghiệm quốc tế thường tiến hành quy trình hai bước như sau: đánh giá (assessment/judgement) và công nhận (recognition/legitimation). Đánh giá được tiến hành về các khía cạnh học thuật (scholarly), bằng cấp (formal qualifications) và tổ chức (organizational).
Công nhận bao gồm các khía cạnh bỏ phiếu quyết định nhất trí (unanimous decisions), đánh giá của phía thứ ba từ đồng nghiệp (third-party endorsements by peers) và công khai (transparency).
Dễ nhận thấy rằng tiêu chuẩn về công bố bài báo quốc tế uy tín chỉ là một phần nhỏ trong các nhiệm vụ của GS và là một nội dung trong đánh giá học thuật. Song vì đây là nội dung mới và nằm trong xu thế quốc tế nên dường như được chú ý nhiều hơn.
Đó là chưa nói đến hệ thống các dữ liệu về công bố bài báo quốc tế uy tín cho đến nay được cho là đầy đủ, công khai, có định lượng rõ nhất nếu so với các dữ liệu khác như dạy học, phục vụ cộng đồng, quản lý…
Việc các thành phần xã hội dễ dàng tiếp cận dữ liệu tạo nên những đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về khía cạnh này và tiêu chuẩn công bố bài báo quốc tế uy tín đã trở thành tiêu điểm gần như độc tôn của dư luận khi bàn về công tác bổ nhiệm GS, PGS trong vài năm qua.
Trước hết phải thống nhất tạp chí có uy tín là các tạp chí có chỉ báo trong Scopus hoặc WOS, hoặc hệ thống dữ liệu uy tín khác do các hội đồng ngành công bố, đi kèm với thông tin về thời gian hiệu lực.
Thông tin về các “tạp chí săn mồi”, “tạp chí giả”… chỉ có giá trị để tham khảo. Hơn nữa, trách nhiệm về “liêm chính” không nên được đề cập một cách chung chung mà cần được phân rõ ràng cho từng cấp: cấp ứng viên, cấp hội đồng cơ sở, cấp hội đồng ngành và cấp hội đồng nhà nước
Cụ thể, nếu hội đồng cơ sở phát hiện ra “sự không liêm chính” thì trách nhiệm cần quy về cho ứng viên, nếu hội đồng ngành phát hiện thì trách nhiệm quy về cho hội đồng cơ sở, tương tự như vậy cho tới hội đồng nhà nước.
Cùng với việc quy trách nhiệm về “sự không liêm chính”, cần có các hình thức trách phạt tương ứng đối với ứng viên, phản biện, chủ tịch các hội đồng cơ sở, ngành…
https://tuoitre.vn/dien-dan-xet-cong-nhan-giao-su-pho-giao-su-nen-ra-sao-can-tham-khao-thong-le-quoc-te-2023102307551167.htm
Statistics:
Likes: 163, Shares: 5, Comments: 35
Like Reactions: 150, Haha Reactions: 3, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 9, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0