Nam Hai Le – 2023-10-16 08:00:19
Tản mạn chuyện nghiên cứu: cái rìu của Tiều phu vs con dao của nhà điêu khắc
Có người cả đời trồng cả vườn cây, rừng cây. Nhưng cũng có người cả đời chỉ trồng cho mình một (đến vài) chiếc cây cảnh.
Có những người tiều phu vác rìu đi đốn cây, hạ gục hết cây này đến cây khác. Cũng có những người, chỉ cầm một con dao nhỏ, chỉ xoay quanh một loại gỗ với óc tưởng tượng, nhưng lại điêu khắc nên những tác phẩm lớn lao.
Chuyện nghiên cứu ngày nay cũng vậy: số lượng vs chất lượng, quantity vs quality. Tất cả cũng đến từ áp lực publish or perish, nơi mà nghề nghiên cứu cũng như bao nghề nghiệp khác dưới áp lực của tư bản.
Để từ đó, mọc lên những kiểu làm nghiên cứu như tiều phu đốn củi, và cũng từ đó mọc lên những tạp chí chất lượng thượng vàng hạ cám…để “thu mua đủ loại củi”.
Khoa học giờ thành một nghề, phần nhiều lại trở thành “công nhân khoa học” theo cách như vậy.
Những người công nhân này, một khi đã “chế tác” ra được cái “rìu” của họ rồi, thì họ sẽ tranh thủ đi đốn hạ thật nhiều củi gỗ càng tốt.
Vd như: có một cái tool A chạy được trong tập dữ liệu X đã được công bố tốt. Sẽ liên tục xuất bản những bài kiểu như: Apply/A for….và chọn những ngành khác nhau (củi khác nhau) với dữ liệu tương tự X. Đó là cách làm khoa học kiểu đốn củi như trên. Diễn ra rất nhiều ngày nay, không phải chỉ ở Việt Nam mới có.
Tất nhiên số lượng có điểm tốt riêng. Vì có tiều phu nên xã hội có nhiều củi để dùng, để sưởi ấm. Trong vô số nghiên cứu kể trên, thỉnh thoảng cũng rơi rớt vài nghiên cứu mà có độ ý nghĩa cho phát triển ngành/lĩnh vực nào đó.
Nhưng theo như ngành của mình nghiên cứu, thì thường các nghiên cứu có tầm vóc trong ngành, vẫn đến từ những nhà điêu khắc, những nghệ sỹ cây cảnh. Họ phải chăm chút cho: từng câu hỏi nghiên cứu, từng ý tưởng, quan trọng là xem câu hỏi nghiên cứu đó có ý nghĩa gì trước? Một nghiên cứu tầm vóc, là do câu hỏi nghiên cứu được nêu ra và giải quyết trong đó có tầm vóc (chứ không phải cứ Q1, ISI,…= tầm vóc).
Thấy Việt Nam hay nhiều quý anh/chị bạn vẫn còn hay đếm số bài và ranking. Nhưng số lượng khi đã vượt qua một certain number, có lẽ ta nên quay lại trau truốt cho câu hỏi nghiên cứu. Không lẽ cứ tự hào là “tiều phu” mãi hay sao?
Ngành Cognitive Science/AI của mình, học giả người Tàu công bố rất nhiều. Nhưng những pioneering papers, lại đều đến từ phương Tây. Các ngành như Evolutionary Biology cũng vậy. Đấy là sự thật.
Mình mới chỉ là chập trững bước vào nghề nghiên cứu, còn đi sau rất nhiều anh/chị/bạn ở đây cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng từ khi mình được đào tạo về nghiên cứu cho đến cả đi làm hôm nay, mình đã luôn biết có hai trường phái trên. Chọn thế nào, là do bản thân mỗi người.
Có đôi lời chia sẻ.
— Nam —
Statistics:
Likes: 274, Shares: 10, Comments: 22
Like Reactions: 229, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 44, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0