Minh Tran – 2023-10-13 13:41:39
Bài hay của TS Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Cao cấp, Đại học Bristol.. Các cơ quan quản lý khoa học của Việt Nam đang làm gì trước hiện tượng này..??
**Chuyện bóc phốt các ngôi sao nghiên cứu ở Tây và ta**
Hôm qua đọc được bài này thấy bà con cãi nhau rất thú vị.
Số là có bạn được lên danh sách về khoa học quốc tế gì đó. Xong có người đi tìm hồ sơ và phát hiện là “Năm 2019 và 2020 ứng viên đăng mỗi năm ≈ 100 bài” [3,6 ngày một bài] và “Tạp chí nơi ứng viên công bố nhiều bài nhất (17.4% số bài) là International Journal of Environmental Research and Public Health của Nxb MDPI. Ứng viên không khai bài nào đăng trên tạp chí này trong hồ sơ GS. Phải chăng vì tạp chí này tai tiếng, bị out khỏi Clarivate Web of Science.”
Vụ này làm mình nhớ tới vụ đang cãi nhau um sùm trong nghề ở Harvard về nghi án điều tra một “superstar của các superstar” nghề nghiên cứu là “The Harvard Professor and the Bloggers” – bài trên New York Times đầu tháng 10 này. Vụ này đang rất đình đám trong giới quản lý khoa học, bữa sếp nói đi họp ở uni, lãnh đạo cao cấp cũng nhắc. Thậm chí mấy tờ chuyên tin tài chính cũng đề cập trong market review như chuyện cười về các nghi án giả tạo dữ liệu và xào nấu phương pháp nghiên cứu để diễn giải sai lệch dữ liệu.
Sau case này của Harvard, và chuyện China đang tính ra danh sách đen các tạp chí khoa học quốc tế chất lượng thấp – song song đó là rút tài trợ cho các nhà nghiên cứu đăng bài ở đây, sẽ có rất nhiều tranh luận về chuyện “năng suất” và “chất lượng”. Và mình dự đoán là số paper bị retract vì các nghi án bị bóc phốt công khai trên các trang soi bài nghiên cứu sẽ tăng lên nhiều.
Điều đó có thể khiến truyền thông và những ai ở Việt Nam đang tung hô một số ngôi sao theo số lượng paper và citations “bỗng nhiên việt vị” khi mà một số thay đổi trong phương pháp có thể tự nhiên downgrade một paper thuộc Q1 Scopus về Q2 hoặc Q3, và “A journal” tự nhiên bị loại. Đồng thời một số journal bỗng nhiên bị rút ra khỏi các index hoặc bị blacklist.
Và thế là sẽ nổ ra những tranh luận ồn ào khi tự nhiên có một người bị một tạp chí rút liền chục bài, hoặc người đó đã đăng cả trăm bài trên 1 tạp chí giờ bị rơi vào list tạp chí săn mồi.
Cách phòng thủ là anh em bớt đăng bài ở tạp chí mà nhìn mấy ông Editor rất aggressive hoặc qui trình có hơi “đi tắt đón đầu” là được.
Vấn đề ở đây nữa là không có cơ quan khoa học nào của Việt Nam được phân công điều tra những vụ như thế này và ra kết luận để dư luận yên tâm được.
Vì kết luận mà không đưa ra chứng cứ, biên bản cụ thể anh đã làm gì, điều tra ra sao, tìm nhà khoa học nào kiểm chứng lại các nghiên cứu, báo cáo kết quả điều tra, .v.v. Tất cả là cần tiền và công sức.
Bên kia có mấy anh em trên Data Colada đi cào lại research của người ta để đào bới (rảnh mà không biết chơi game đó!). Ở VN toàn cãi lộn trên Facebook (vì ông muốn chứng minh gian dối làm gì có tiền và thời gian đi replicate nghiên cứu, còn ông đúng ra có trách nhiệm phải là là cơ quan quản lý thì không chơi Facebook hay sao đó).
Túm lại, vinh danh nhà khoa học cũng rủi ro như vinh danh doanh nhân. Hôm nay trao giải, ngày mai được thông báo “ông/bà B có phốt …” thậm chí là “công ty không liên lạc được …”.
Những chuyện này sẽ ngày một nhiều, và với sự giúp sức của AI, các anh em bóc phốt sẽ ngày tìm ra một nhiều phốt và số vụ retract, điều tra gian lận khoa học sẽ chỉ tăng chứ không giảm trên phạm vi toàn cầu. Anh em nào chơi game metrics thì sẽ bị game metrics chơi lại.
Trước xu thế này, các cơ quan quản lý khoa học của VN sẽ phải tìm ra cơ chế để xây dựng một team forensic chuyên đi điều tra các vụ nghi ngờ này nếu muốn duy trì uy tín cho các GS, PGS được phong.
Nếu không, cứ vài vụ tố sẽ khiến người ta ngày một mất niềm tin vào chất lượng của những danh hiệu đó. Điều này không công bằng với những người đàng hoàng, và càng không công bằng khi để lọt người không đàng hoàng leo cao và sâu vào các vị trí lãnh đạo khoa học.
Câu hỏi sẽ quay lại vấn đề đầu tiên: tiền đâu, nguồn lực đâu?
Trung Quốc sau một thời gian bùng nổ chạy metrics đang quay lại siết rất chặt mặt này, ra danh sách các tạp chí blacklist, làm danh sách các trường hợp bị nghi ngờ để điều tra, và các trường top China giờ chỉ ra list 30-40 journal có thể đăng (thường tỷ lệ accept 0,68-7%) chứ không mấy trăm nghìn cái nữa v.v. Nhiều giảng viên sẽ phải ra đườg nhanh hơn cả qui trình tenure ở Mỹ và đổi lại lương trả rất cao thu hút người tốt nghiệp trường top nước ngoài về.
Việt Nam có thể ngồi quan sát, nhưng đừng bắt chước vội như bắt chước cách TQ dập Bđs. Quay quá nhanh từ một thái cực A sang B dễ gây nhồi máu cơ tim. Guồng quay của China hiện tại được coi là quá ác với nhiều anh em làm khoa học. Nhưng mình cũng không thể ngồi yên không làm gì khi vấn đề nó đang rành rành ra đó.
Statistics:
Likes: 101, Shares: 7, Comments: 19
Like Reactions: 93, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 7, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0