Anh Quang Phan Cao – 2023-10-05 22:58:36
Hans Eysenck và chiếc là cuối cùng!
– Bài học đạo đức trong chiếc lá cuối cùng truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng về niềm tin, hi vọng sống là một câu truyện đã lấy đi nước mắt của nhiều độc giả và để lại nhiều ấn tượng cho nhiều thế hệ sau này. Tuy nhiên, liệu ta có thể chứng minh điều này ở khía cạnh khoa học thực nghiệm không? Liệu có thật là sự lạc quan có thực sự cải thiện được tỷ lệ chống chọi lại bệnh tật hoặc chỉ đơn giản là kéo dài thời gian sống?
– Hans Eysenck là nhà tâm lý học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, và là người được trích dẫn nhiều no. 3 sau Marx và Freud, vào thời điểm năm 1997 khi ông mất. Dựa vào hàng loạt nghiên cứu trên hơn 3.000 người, Eysenck và đồng nghiệp của mình đưa ra kết luận rằng một số người có kiểu tính cách “Dễ ung thư” (“cancer-prone”) có tỷ lệ chết vì ung thư hơn 121 lần so với những người không có tính cách này. Ông cũng tìm rằng rằng những người có tính cách “dễ bệnh tim” có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 27 lần.
Kiểu tính cách “Dễ ung thư” được mô tả là có biểu hiện bị động khi đối mặt với xì-trét từ bên ngoài. Còn những người với kiểu tính cách “Dễ bệnh tim” là những người không thể bỏ qua những những tình huống vẫn còn lấn cấn, và điều này khiến sự khiêu khích và thù địch trong học tăng lên. Ngược lại, kiểu tính cách “lành mạnh” là kiểu tính cách vô tư lự, với một góc nhìn lạc quan hơn.
Eysenck and Grossarth-Maticek thậm chí còn tìm ra một phương thức “chữa” ung thư. Trong một nghiên cứu, họ đưa cho 600 bệnh nhân có kiểu tính cách “Dễ ung thưc” đọc một tờ giấy động viên họ hãy “vô tư lên” và kiểm soát định mệnh của mình. Tờ giấy có viết những lời khuyên self-help kiểu “”Mục tiêu của bạn nên là tạo ra những tình huống để có một cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện.””
Tờ giấy self-help ấy dường như đã để lại những phép màu y như trong truyện Chiếc lá cuối cùng. Trong hơn 13 năm, 600 người may mắn được ngẫu nhiên nhận được phương pháp bibliotherapy – liệu pháp đọc sách có tỷ lệ tử vong là 32%, thay vì 82% như nhóm những người bệnh vô phúc không được đọc tờ giấy self-help kia.
Một hội đồng của King’s College London đã kiểm tra lại những nghiên cứu của GS Hans Eysenck và GS Ronald Grossarth Maticek dựa trên hai vấn đề.
No.1 là tính hợp lệ của các bộ dữ liệu, về mặt tuyển dụng người tham gia, quản lý các phương pháp đo lường, độ tin cậy của việc xác định kết quả (Bao gồm: thiên kiến trong việc thu thập dữ liệu, không có đồng biến liên quan và về việc lựa chọn các trường hợp tiêu biểu để phân tích trong mỗi bài viết). No. 2 là tính phi lý của các kết quả thu thập được,vì nhiều dữ kiện trong số đó cho thấy mức độ ảnh hưởng hầu như chưa được biết đến trong khoa học y tế. Ví dụ, nguy cơ tương đối của tử vong vì ung thư ở những người có tính cách “dễ bị ung thư” so với những người có tính cách “khỏe mạnh” là trên 100, trong khi liệu pháp trị liệu ngôn từ (cho người bệnh ung thư đọc tờ giấy kèm theo lời khuyên self-help) làm giảm tới tận 80% nguy cơ tử vong do ung thư. Những phát hiện này không tương thích với khoa học lâm sàng hiện đại và sự hiểu biết về quá trình bệnh tật. Chúng tôi chưa xác định được các nghiên cứu lặp lại những can thiệp này, và mọi nỗ lực tái tạo các hiệu ứng tính cách đã không cho ra kết quả giống hoặc gần giống (ví dụ Amelang 1997; Amelang et al 1996). Do đó, hội đồng đồng tình với những lo ngại của những người chỉ trích nội dung bộ nghiên cứu này. Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi coi các kết quả nghiên cứu được công bố bao gồm kết quả phân tích dữ liệu được thu thập như một phần của nghiên cứu can thiệp hoặc quan sát của GS Hans Eysenck và GS Ronald Grossarth Maticek là không an toàn và các biên tập viên của tạp chí cần được thông báo về quyết định của chúng tôi. Chúng tôi đã nêu bật 26 nghiên cứu (Phụ lục 1) trong đó Trang 3/9 bài báo đã được đăng trên 11 tạp chí còn tồn tại (xem danh sách tạp chí và biên tập viên Phụ lục 2).
Các tài liệu từ vụ kiện tụng ở Mỹ cho thấy lý thuyết của Eysenck rằng “”tính cách là nguyên nhân gây ung thư phổi mạnh hơn hút thuốc”” (LOL whưt did I just read!?) đã mang lại cho ông nguồn tài trợ nghiên cứu từ các công ty thuốc lá. Năm 1991, ông xuất bản cuốn sách có tên “”Hút thuốc, Tính cách và Căng thẳng””, được tái bản gần đây vào năm 2012, trong đó ông tuyên bố rằng “mặc dù hút thuốc là một yếu tố nguy cơ gây ung thư và CHD (bệnh tim mạch vành), nhưng tác động của nó đã bị phóng đại”.
Link trích dẫn: (1) Journals retract 13 papers by Hans Eysenck, flag 61, some 60 years old
(2) Work of renowned UK psychologist Hans Eysenck ruled ‘unsafe’
Shared link: https://retractionwatch.com/wp-content/uploads/2019/10/HE-Enquiry.pdf
Statistics:
Likes: 71, Shares: 16, Comments: 6
Like Reactions: 66, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 3, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0