Nguyễn Yến Khanh – 2023-10-02 12:57:48
**Ranh giới không hề mong manh giữa chính sách trọng dụng nhân tài và bệnh sính thành tích**
Từ meritocracy trong từ điển có nghĩa là trọng dụng nhân tài, mà trong quyển sách “The Tyranny of Merit: What’s become of the Common Good?” của Giáo sư Michael Sandel thì mình hiểu ông dùng nó với nghĩa sính thành tích.
Mình đã viết trong một bài khác rằng nếu nói về khả năng chạy theo thành tích thì đại học Mỹ đạt đến đẳng cấp đỉnh cao. Giáo dục đại học ở Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, nhưng ở Mỹ cũng có đủ các trường từ thượng vàng, tới hạ cám. Trường thượng vàng thì tốt thật sự, nhưng họ cũng rất biết làm hàng, đánh bóng, chơi chiêu để đẩy thành tích trong các bảng xếp hạng.
Các trường đại học hàng đầu rất tạo điều kiện và khuyến khích các giáo sư nghiên cứu, xuất bản để giúp tăng thứ hạng cho trường, vì đó là cái metrics trọng yếu nhất trong hầu hết các bảng xếp hạng. Tuy nhiên, KPI và áp lực xuất bản đã khiến một số giáo sư fake số liệu, ngụy tạo kết quả nghiên cứu. Mà giáo sư ở các trường đỉnh cao cũng dính nha. Gần đây nhất ông President của Đại học Stanford phải từ chức vì gian dối trong nghiên cứu. Một ông giáo sư ngành Hóa và Sinh Hóa ở Đại học Harvard cũng lãnh án 3 năm tù vì tội lén lút nhận tài trợ của một đại học ở Vũ Hán để nghiên cứu và chia sẻ kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc, trong chương trình khuyến khích Ngàn nhân tài của Trung Cộng. Những ví dụ kiểu này không hiếm, ngay ở các đại học Ivy League.
Ngoài việc khuyến khích nghiên cứu, các trường Ivy League cũng quăng lưới mời chào học sinh ở khắp nơi trên thế giới nộp hồ sơ tuyển sinh vào trường, dù thành tích của họ thế nào. Không phải vì các trường này muốn tạo cơ hội cho bọn lèng tèng đâu, mà khi có nhiều hồ sơ để họ loại, hay tỷ lệ chọi cao, thì họ cũng ghi điểm trong các bảng xếp hạng ấy. Tỷ lệ chọi trong tuyển sinh cũng là một metrics trong một số bảng xếp hạng. Mình có sign up vào một vài cái website về học bổng, và vẫn đều đặn nhận được email mời apply vào các chương trình cử nhân của Stanford và MIT đây.
Mình từ bé tới lớn đi học mà khinh điểm. Cấp 3 thì mình cố ý học lệch, nên điểm số lèng tèng hết sức. Đại học thì cũng học kiểu thích môn nào thì học môn đó, còn lại thì học đối phó, điểm tuy nằm trong top 10% gì đó, nhưng cũng không cao, vì thời đó chưa lạm phát điểm như bây giờ. May mà mình tốt nghiệp đại học từ 1998 và xin được học bổng học thạc sỹ từ 2002, chứ giờ này mà cầm bảng điểm của mình đi xin học bổng thì AI loại ngay từ vòng gửi xe, đừng nói là tiến được tới vòng được Hội đồng đọc hồ sơ, xét duyệt.
Mình làm nghiên cứu cũng ý thức hơn về trách nhiệm xã hội và nỗ lực tạo được chút xíu impact factor trong đời thực bằng… drama và hoạt động xã hội, nhưng impact factor đo bằng citation metrics thì còn quá khiêm tốn. Các nghiên cứu ban đầu của mình có chủ đề và phạm vi hẹp quá nên mình cũng mòn mỏi đếm từng citation. Rồi thì đến lúc mình cũng cần thành tích, cũng cần kết bạn với metrics, kẻo bị nó đè. 😅😁😎
Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử năm 2016 nói: “Tôi muốn chúng ta có một xã hội đặt trên nền tảng của thành tích (meritocracy) thực sự. Tôi đã mệt mỏi vì bất công. Tôi muốn người dân cảm thấy rằng họ có thể vươn lên nếu họ nỗ lực.” Trong câu này, Hillary Clinton dùng từ meritocracy với nghĩa tích cực nhất.
Mình nhớ cũng tầm này năm 2016, lúc cả nước Mỹ đang sục sôi với kỳ bầu cử lịch sử, mình dẫn con trai lúc đó mới 10 tuổi đi thăm Silicon Valley và 6 đại học hàng đầu của Mỹ, ở cả bờ Đông và bờ Tây. Mình cũng thả thính với con: Chính sách của Hillary Clinton rất ưu ái những người làm trong các ngành STEM, vì Mỹ muốn thu hút nhân tài của toàn thế giới. Nên nếu con nỗ lực thì một ngày nào đó con có thể tới Mỹ và được bầu cử một cách dân chủ.
Mình vẫn nghĩ chính sách trọng dụng nhân tài của Mỹ đã góp phần tạo nên nước Mỹ ngày nay, nhưng cũng không phủ nhận một hiện thực là meritocracy cũng có thể biến tướng thành bệnh sính thành tích. Mình nghĩ những vấn đề mà Giáo sư Michael Sandel chỉ ra trong sách là hiện thực, nhưng mình chưa đồng tình với những đề xuất và giải pháp mà ông đề ra, nó vẫn lý tưởng quá.
Hè này mình mua một mớ sách do chính các giáo sư Mỹ viết về giáo dục Mỹ để đọc vì muốn tìm hiểu để chém gió cho ngọt. 😉 Quyển “The Death of Expertise” thì mình vừa đọc vừa gật đầu liên tục, còn quyển “Excellent Sheep” thì theo cảm nhận của mình tác giả là một cựu giáo sư ở Đại học Yale và Đại học Columbia chê bai giáo dục Mỹ và sinh viên Mỹ hơi quá tay. Nếu mọi người muốn đọc rì viu thì mình sẽ viết nhé. Tóm tắt sách “The Tyranny of Merit: What’s Become of the Common Good” thì mình để link trong bình luận.
Statistics:
Likes: 76, Shares: 8, Comments: 10
Like Reactions: 70, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 5, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0