Tran Tony – 2023-09-14 04:32:17
LỊCH SỬ CÔNG BỐ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHX&NV
(Một cái nhìn hơn 40 năm)
——————
Theo dữ liệu phân tích gần đây (nhóm nghiên cứu độc lập rất khả tín), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã đóng góp nhiều nhất về số lượng công bố trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1965 đến 2020. Trong Bảng 1 từ Báo cáo, tôi nhận thấy danh sách 20 trường đại học và tổ chức dựa trên số lượng tài liệu nghiên cứu được ghi nhận trên Scopus* rất ý nghĩa. Đứng đầu danh sách là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với 1,082 bài nghiên cứu được công bố, chiếm tỷ lệ 12.54% trên tổng số tài liệu. Đây là đơn vị duy nhất vượt qua mốc 1,000 công bố*.
Ở vị trí thứ hai là Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) với 947 tài liệu, chiếm 10.97% tổng số tài liệu. Ngoài ra, còn có năm đơn vị khác đã công bố hơn 500 tài liệu, bao gồm Trường Đại học Duy Tân (760 tài liệu), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (693 tài liệu), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (684 tài liệu), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (595 tài liệu), và Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (527 tài liệu). Tất cả các đơn vị trong danh sách này đều đã công bố ít nhất 125 tài liệu (Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Một điểm đáng chú ý là sự nghịch lý trong dữ liệu với thực tiễn này:
* Mặc dù lĩnh vực KHXH&NV thường được coi là khó khăn trong việc công bố, nhưng kết quả lại cho thấy mức độ sản xuất tri thức cao nhưng không hiểu sao mọi người lại ca thán, lại đi mua bài báo rởm, chỉ vì hư danh, danh vọng hay vì năng lực nghiên cứu yếu kém?
* Công bố trong lĩnh vực KHXH&NV không phải do chỉ có trường KHXH&NV đóng góp, mà nó bao gồm đóng góp từ nhiều trường khác nhau. Chủ đề “hỗ trợ qua quyết định” đứng đầu về số lượng công bố, tiếp theo là các nghiên cứu về Mekong, Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh… Điều này rất ý nghĩa cho các nhà kỹ trị trong quản lý ra các quyết sách.
* Ba hướng chủ lực trong công bố KHXH&NV được xác định là: (i) Khoa học xã hội, (ii) Kinh doanh và Quản lý, và (iii) Khoa học quyết định…
Những kết quả này thể hiện sự đa dạng và phong phú trong cảnh quan nghiên cứu của lĩnh vực KHXH&NV tại Việt Nam và cũng cho thấy sự hợp tác mở cửa giữa nhiều tổ chức trong việc đóng góp kiến thức vào lĩnh vực này. Ngẫm lại, lịch sử cha ông đã tạo nên bề dày dựa trên năng lực nghiên cứu thực sự, vậy sao cứ phải đi mua bài báo, cứ phải chạy thành tích ảo để trở thành PGS mà không có nổi một bài báo cứu ban đầu trong KHXH cho ra hồn (?).
Tham khảo:
[1]. Hiep, P., & Hai, L. D. (2023). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1965-2020: PHÂN TÍCH TỪ DỮ LIỆU SCOPUS. Nguồn:
Shared link: https://osf.io/tvgsk/download/?format=pdf
Statistics:
Likes: 25, Shares: 3, Comments: 0
Like Reactions: 24, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0