Ta Quang Dong – 2022-08-10 16:18:19
MỘT CÂU DỊCH SAI PHỔ BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN KHOA HỌC:
“Xã hội sống bằng/nhờ niềm tin, và phát triển bằng/nhờ khoa học” là một câu hay được các nhà khoa học Việt Nam trích dẫn, trong đó có nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN, tại bài phát biểu kỷ niệm Ngày KHCN một năm gần đây. Đó là một câu dịch sai, những ai tin rằng “vật chất có trước, ý thức có sau” không nên trích dẫn.
Vì trong câu đó – “Society lives by faith, and develops by science”, từ “faith” không phải là “niềm tin” nói chung, mà là “đức tin” (tôn giáo). Người dịch tưởng lầm rằng tác giả H.F. Amiel dùng “faith” với nghĩa “niềm tin” (nói chung), nhưng không phải. Đây là một câu gồm 2 vế đối xứng, đối xứng dạng tương phản, thể hiện sự so sánh tương phản. So sánh giữa “khoa học”, tính duy lý, và tôn giáo, phi duy lý, điều trăn trở của nhân loại qua nhiều thế hệ. So sánh đó mới là điều đáng chú ý, chứ so sánh giữa “niềm tin”, sự tin tưởng nói chung, với “khoa học” thì không có giá trị gì mấy.
Điều đó càng rõ ràng hơn khi ta biết rằng, trên thế giới có những câu hỏi như “Are faith and science compatible?”, hay cùng trong một số bài viết, “faith” và “religion” dùng thay thế nhau trong bối cảnh so sánh với “science”. Và ngoài câu chủ đề của bài này, H.F. Amiel còn có câu “Without faith man can do nothing, but faith can stifle science”. (“Không có faith, con người không thể làm được gì, nhưng faith có thể bóp nghẹt/dập tắt/ngăn trở nghiêm trọng khoa học”). Từ “faith” trong câu đó sao có thể là “niềm tin” (nói chung, thông thường)?
Tóm lại, câu nói của H.F. Amiel nói về tầm quan trọng của cả khoa học và đức tin tôn giáo, không phải niềm tin nói chung. Bản dịch phổ biến hiện nay là bản dịch sai (dịch không đúng ý người nói tức là dịch sai), và câu nói đó không duy vật. Những người duy vật, vô thần, không nên dẫn câu đó.
Statistics:
Likes: 259, Shares: 26, Comments: 10
Like Reactions: 241, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 4, Love Reactions: 12, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0