Nguyễn Đăng Quyến – 2022-07-21 03:44:27
LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT VS “ĐÚNG, SAI”
Liêm chính học thuật là đạo đức của người nghiên cứu, của học giả. Trong đó có “Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt và cái mới”!
Khoa học thực chứng là một trong những con đường khám phá chân lý, chứ không phải là “cách duy nhất” tiếp cận chân lý. Không có gì là hoàn hảo cả! Vì vậy khoa học thực chứng cũng không hoàn hảo và rất cần, rất cầu thị những con đường khác để bổ sung cho khoa học thực chứng!
Một điều quan trọng nhất là khoa học thực chứng hay khoa học tâm linh, duy vật hay duy tâm cũng đều phải phục vụ lợi ích của con người và lấy thực tiễn làm thước đo chuẩn mực cho sự tiến bộ của khoa học. Thực tiễn không phải là “đúng” hay “sai” thuần túy chứng minh bằng lý luận của ngành khoa học đó, mà thực tiễn là giá trị tạo ra tại mỗi thời điểm của ngành khoa học đó. Vì vậy, thực tiễn luôn thay đổi theo thời gian và tiến trình lịch sử. Và Liêm chính học thuật cũng chính là luôn luôn đổi mới và cải tiến cả về tư duy và tâm thái. Tại thời điểm này học thuyết của mình đúng, nhưng chưa chắc đã đúng mãi mãi và “cái này đúng với mình nhưng chưa chắc đúng với ngườ khác”. Nếu không dùng lý thuyết – niềm tin của mình để chứng minh luận điểm của người khác đúng thì không nên phủ nhận họ mà hoặc là mình chấp nhận như một “nghịch lý” hoặc là mình im lặng để chiêm nghiệm và chờ thực tiễn chứng minh luận điểm của họ.
+KHOA HỌC THỰC CHỨNG: Muốn chứng minh luận điểm A đúng/sai thì phả dựa vào hoặc so sánh với “ít nhất” một luận điểm B của ai đó “cùng phe” với mình đã được chứng minh là đúng (phải có luận cứ, căn cứ chứng minh). Tại thời điểm B được chứng minh là đúng, thì B cũng phải dựa vào một điểm C nào đó đã được chứng minh là đúng trước đó…Tương tự như vậy, luận điểm đầu tiên (Z chẳng hạn) được chứng minh dựa vào cái gì? Chả có cái gì “để dựa, để so sánh” cả, mà “các cụ tổ ngành tự công nhận với nhau là đúng” – cái đó gọi là Tiên Đề miễn tra khảo! Mà ngay cả khi có “Tiên Đề miễn tra khảo” rồi nhưng đôi khi “các cụ” vẫn tự vả vào mặt nhau, nên các cụ đặt là “nghịch lý”, chứ không gọi đó là “cái sai”. Ví dụ, nghịch lý Toán là 0,99999….=1 rất nổi tiếng được chứng minh:
———
Đặt A = 0,9999…. !Nhân cả 2 về với 10 ta có 10A = 9 + 0,9999…= 9 + A rút gọn 2 về ta có 9A = 9 vì vậy A = 1! Tại sao A = 0,9999…. = 1?
———
+KHOA HỌC KHÁC: Họ cũng dựa trên các Tiên Đề của họ để xây dựng nên hệ thống, ngành khoa học của họ thứ mà các nhà khoa học thực chứng không hiểu nên không thể chứng minh được.
XÉT ĐẾN CÙNG, KHÔNG CÓ GÌ LÀ “ĐÚNG” HAY “SAI” CẢ, CHỈ CÓ “ĐÚNG” VÀ “CHƯA HIỂU”! CHẤP NHẬN VÀ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ NHỮNG CÁI MỚI ĐỂ BỔ SUNG CHO NHAU VÀ TẠO RA NHIỀU GIÁ TRỊ HƠN CHO CỘNG ĐỒNG CHÍNH LÀ “LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT”!
Statistics:
Likes: 45, Shares: 2, Comments: 9
Like Reactions: 35, Haha Reactions: 5, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 4, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0