Aurélie Nguyen – 2022-06-20 12:34:56
Thêm một góc nhìn về bài của bạn Emili Do
Xin phép Add được đăng bài ở chủ đề liên quan đến học bổng 911. Tôi nghĩ không thể diễn tả đẩy đủ trong phạm vi comment của status của bạn Emili Do, nên xin phép đăng một status mới.
Trong phần comment, rất nhiều bạn cho rằng nghiên cứu sinh 911 ở lại nước ngoài là lãng phí, cần phải phạt thật nặng. Tôi không ủng hộ cũng không phản đối. Tôi chỉ nêu ra đây một số hướng đi mà nghiên cứu sinh sẽ làm sau khi tốt nghiệp, sau đó phân tích nhũng lợi ích, đóng góp mà họ đem lại.
Sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh 911 có thể có các hướng sau:
1- Ở lại tiếp tục làm nghiên cứu (Postdoc hoặc phát triển thêm thành giáo sư):
– Rất nhiều người quan niệm rằng có được tấm bằng tiến sỹ tức là đã trở thành nhà khoa học. Thực tế là có được tấm bằng tiến sỹ chỉ là đã hoàn thành khoá học làm khoa học. Để trở thành một nhà khoa học thực thụ, cần nhiều yếu tố khác trong đó có: sự va vấp trong các dự án cụ thể, mối quan hệ và uy tín với cộng đồng, cuối cùng là vốn khoa học tích luỹ được trong quá trình làm việc .v.v. Nếu nhìn theo hướng này thì rõ ràng nhà nước chỉ bỏ một phần tiền rất nhỏ trong giai đoạn đầu tiên để có một nhà khoa học, kinh phí để tạo nên nhà khoa học thực thụ là do chính vị tiến sỹ kia làm ra.
– Đến đây chắc chắn nhiều bạn sẽ lại hỏi, đào tạo ra nhà khoa học thực thụ để làm gì khi họ không làm việc cho Việtnam. Theo tôi, trước hết, khoa học là không biên giới. Xét về góc độ đóng góp, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm đóng góp vào thành tựu khoa học chung của nhân loại. Nghe điều này có vẻ hơi mông lung lý tưởng đúng không nào?
– Thực tế hơn một chút, bạn hãy tưởng tượng rằng tất cả các nghiên cứu sinh do ngân sách tài trợ đều về nước công tác thì sao nhỉ? Chúng ta sẽ có một đội ngũ nhà khoa học rất giỏi (vì thực tế nhũng nguời có khả năng cạnh tranh để ở lại được là những người rất giỏi). Nhưng nền học thuật của chúng ta sẽ là một nền học thuật đóng, không có liên hệ với thể giới bên ngoài. Nếu vậy, chúng ta liệu có phát triển được? Rất nhiều bạn sẽ hỏi, còn rất nhiều bạn tự xin học bổng đang làm nhà khoa học tại nước ngoài, vậy bạn nghĩ nước ngoài bỏ tiền ra để đào tạo nhà khoa học cho chúng ta? Số lượng là bao nhiêu? Nhũng người xin học bổng nước ngoài liệu có mối liên hệ đủ mạnh với giới khoa học trong nước để thúc đẩy họ phát triển hay chỉ về bán báo? Tôi không chấc chắn về câu trả lời này.
– Vậy chúng ta được lợi gì khi có nhiều nghiên cứu sinh ở lại? Theo ý kiến của tôi, nếu biết khai thác chúng ta sẽ được hưởng lợi nhiều hơn là lôi họ về.
+ Trước hết, họ tạo ra tiền. Xét về mặt quốc gia, một năm ít nhất họ đi du lịch Việt Nam một lần cùng cả gia đình.
+ Họ là những tai mắt của giới khoa học trong nước (tôi chưa nói đến việc dẫn dắt) để tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng học thuật thế giới. Các bạn hẳn biết Vin Future chi ra hàng trăm tỷ chỉ để tạo mối quan hệ với công ty sản xuất Vacxin.
+ Vấn đề ở đây là làm sao khai thác được họ thay vì nghĩ cách bắt họ về. Nếu tạo ra một cơ chế để những người này ở lại đàng hoàng sẽ làm cho họ phát triển hơn khi mà ở lại phải lấm lét như hiện nay. Chẳng hạn như qui định mỗi nam phải về Việt Nam tham gia các buổi Seminar bằng kinh phí tự túc, có bài báo cùng các tác giả trong nước. Về phía các trường trong nước, cần khuyến khích các buổi seminar có người trong trường đang làm việc tại nước ngoài về tham dự, khuyến khích giảng viên nước ngoài viết bài cùng giảng viên trong nước. Nên qui định khung thời gian để các trường luân phiên có seminar, tạo điều kiện để giảng viên nước ngoài vừa về Việt Nam công tác vùa thăm nhà.
2- Ở lại làm kinh doanh, không theo nghiệp nghiên cứu.
Xét về mục tiêu đào tạo, khi nghiên cứu sinh không theo nghiệp nghiên cứu thì số tiền bỏ ra đầu tư coi như thất bại. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế thì không hẳn như vậy. Tôi có biết là chính phủ các nước phát triển không chỉ khuyến khích tiến sỹ nghiên cứu khoa học, họ còn rất khuyến khích nghiên cứu sinh có các dự án khởi nghiệp. Tiền đào tạo tiến sỹ như là tiền để họ làm quen với môi trường mới, một dự án khởi nghiệp thành công có thể bù lỗ cho hàng triệu dự án thất bại. Trong trường hợp xấu nhất thì mỗi nãm họ về thăm VN một lần cùng gia đình, chi phí du lịch cũng hoàn trả phần nào chi phí đào tạo.
3- Về nước tiếp tục phát triển làm nhà khoa học.
Rất hiếm tiến sỹ khi về nước có thể ngay lập tức trở thành nhà khoa học thự thụ. Họ cần thời gian để phát triển, trong quá trình này họ có thể nhận được đầu tư thêm tư nhà nước thông qua các dự án, đề tài.v.v.
4- Về nước nhưng không phát triển theo hướng khoa học.
Rất nhiều nghiên cứu sinh sau khi về nước không tham gia hoạt động khoa học thường xuyên, cũng không tham gia khởi nghiệp. Với nhũng trường hợp này, kinh phí đào tạo coi như thất bại hoàn toàn vì không có bất kì tác dụng nào.
Statistics:
Likes: 57, Shares: 3, Comments: 17
Like Reactions: 53, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 1