Trần Quang Đại – 2022-05-21 13:43:48
LIÊM CHÍNH KHOA HỌC: TS NGUYỄN PHÚ HÙNG SẼ GIẢI THÍCH RA SAO?
-Tình cờ, tôi phát hiện ra một sự việc bất thường liên quan đến dự án “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi (Ardisia gigantifolia)”, thuộc lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử của trường THPT chuyên Thái Nguyên, đã đạt giải Nhất quốc gia kỳ thi KHKT dành cho học sinh và dự thi quốc tế (nhưng đã không đạt giải).
-Cụ thể, theo Báo Thái Nguyên điện tử ngày 28/03/2022 và trang web của trường THPT chuyên Thái Nguyên thì Dự án trên do cô giáo Trương Thị Thanh, Trường THPT chuyên Thái Nguyên hướng dẫn.
-Tuy nhiên, khi đi dự thi thi quốc tế (ISEF 2022), Dự án đã có sự thay đổi người hướng dẫn là TS. Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên. Trả lời báo Thanh niên, TS Hùng công nhận là người hướng dẫn dự án ngay từ thời điểm học sinh chưa có ý tưởng gì. Ông Hùng không hề nhắc nhở gì đến cô giáo Trương Thị Thanh. Trong hồ sơ gửi đi thi quốc tế, cũng không có tên cô Thanh.
-Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Theo quy chế của cuộc thi (Thông tư 38/2012-Bộ GD-ĐT) quy định: “Mỗi dự án dự thi có tối thiểu 1 người hướng dẫn nghiên cứu. Một người hướng dẫn được hướng dẫn tối đa hai dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian”.
Như vậy mỗi dự án có thể có hơn 1 người hướng dẫn nghiên cứu (lưu ý là “Hướng dẫn” chứ không phải là “Làm hộ”). Dù không có quy định cụ thể, nhưng theo thông lệ – nguyên tắc, tất cả những người hướng dẫn phải được ghi rõ ràng – đầy đủ, từ khi dự án dự thi ở cấp trường đến cấp cao nhất, không có thay đổi.
-Ở đây, nếu cô Thanh là người hướng dẫn học sinh từ khi thi ở trường đến khi thi quốc gia (thực ra khi bắt đầu thi cấp trường nghĩa là người hướng dẫn đã hoàn thành vai trò, nhiệm vụ), thì chuyên môn của cô là gì, có đủ khả năng, trình độ để hướng dẫn học sinh hay không? Bởi vì đây là một đề tài thuộc về chuyên môn sâu của lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học, vượt quá tầm của giáo viên phổ thông? Và nếu là giáo viên phổ thông hướng dẫn, thì học sinh thực hiện nghiên cứu, thí nghiệm, xử lý thông tin ở đâu, vào thời gian nào và như thế nào?
-Còn nếu TS Hùng hướng dẫn ngay từ đầu, thì sao lại không ghi tên ông là người hướng dẫn trong hồ sơ cuộc thi từ cấp trường đến cấp quốc gia, mà lại ghi tên cô Thanh? Nếu cô Thanh hướng dẫn, trò đã đạt giải quốc gia rồi, thì TS Hùng còn hướng dẫn cái gì nữa?
[https://laodong.vn/giao-duc/du-an-thi-khkt-cua-truong-thpt-chuyen-thai-nguyen-co-bat-thuong-1047553.ldo](https://laodong.vn/giao-duc/du-an-thi-khkt-cua-truong-thpt-chuyen-thai-nguyen-co-bat-thuong-1047553.ldo)
-Tóm lại là không thể hiểu được theo một logic thông thường, minh bạch và đúng thông lệ, nguyên tắc, quy định về sự thay đổi nói trên. Hi vọng: TS Hùng, cô Thanh, Hiệu trưởng THPT chuyên Thái Nguyên và Bộ GDĐT sẽ có một cách giải thích thỏa đáng, hợp tình hợp lý, hợp pháp. Và cũng hi vọng sẽ không có những câu giải thích kiểu “lỗi đánh máy” hay “sai sót”, “quên” gì đó.
Không thì dư luận cứ đoán già đoán non, loạn cả lên, mà toàn theo hướng tiêu cực, kiểu như chuyện Lý Thông – Thạch Sanh hay Lê Lai cứu chúa.
-P/s: Trong nội dung trả lời trên báo Thanh niên ngày 17/5/2022, TS Hùng cho biết: “Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh có cơ hội đến trường ĐH để làm các thí nghiệm trong đề tài của mình (có thể là một phần, hoặc có thể nhiều phần, tuỳ vào mức độ của các thí nghiệm)”.
-Hi vọng ông sẽ công khai nhật ký hoạt động thí nghiệm của 2 học sinh mà ông hướng dẫn tại các cơ sở giáo dục đại học hay học viện nào đó. Bởi vì theo quy định, các phòng thí nghiệm đều có ghi nhật ký hoạt động, ngày giờ cụ thể; học sinh không thể tự do vào phòng thí nghiệm. Chỉ cần trích xuất là xong. Rất cảm ơn TS Hùng.
-Đây cũng là đề nghị dành cho GS.TS Nguyễn Ngọc Hà – trưởng khoa Hóa học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Mong ông sớm công khai rộng rãi nhật ký hoạt động thí nghiệm liên quan 2 học sinh trường *THPT chuyên *Hà Nội – *Amsterdam *mà ông hướng dẫn thực hiện dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt” vừa đạt giải Nhất quốc gia.
Trân trọng cảm ơn 2 ngài TS!
Shared link: https://laodong.vn/giao-duc/du-an-thi-khkt-cua-truong-thpt-chuyen-thai-nguyen-co-bat-thuong-1047553.ldo
Statistics:
Likes: 236, Shares: 20, Comments: 23
Like Reactions: 194, Haha Reactions: 31, Wow Reactions: 4, Love Reactions: 6, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0