Duong Tu – 2022-05-09 00:31:56
**CHUỖI HỘI THẢO HỖ TRỢ CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA RESEARCH4LIFE**
Research4Life là tên gọi chung của 5 chương trình, bao gồm HINARI, AGORA, OARE, ARDI và GOALI. Đây là mạng lưới hợp tác giữa nhiều tổ chức quan trọng như WHO, FAO, UNEP, WIPO, ILO, Cornell & Yale Universities, STM và khoảng 200 nhà xuất bản khoa học với mục tiêu thu hẹp khoảng cách tri thức giữa các quốc gia bằng cách cung cấp quyền truy cập tạp chí, sách báo, tài liệu khoa học với mức giá rẻ hoặc miễn phí cho các nước có thu nhập trung bình và thấp: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/531662964747207
Trong 6 tuần lễ rải rác từ 11/5 đến 20/7, Research4Life sẽ tổ chức chuỗi hội thảo trực tuyến miễn phí nhằm hỗ trợ nhà nghiên cứu trong công bố khoa học. Trong khuôn khổ chuỗi hội thảo này, các chuyên gia sẽ hướng dẫn, thảo luận và giải thích chi tiết nhiều khía cạnh của quá trình xuất bản và truyền thông khoa học, giúp những ai quan tâm chia sẻ kết quả nghiên cứu hiệu quả hơn cũng như tối đa hóa năng suất và ảnh hưởng của nghiên cứu.
**6 buổi hội thảo diễn ra vào 7 hoặc 8 giờ tối (giờ Việt Nam) các ngày Thứ Tư **với nội dung cụ thể như dưới đây. Buổi đầu tiên sẽ được tổ chức lúc 8 giờ tối Thứ Tư tuần này, ngày 11/5/2022.
Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự: https://www.research4life.org/news/prc-webinars/
**Tuần 1 – Giới thiệu các bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu: tìm kiếm, truy cập tài liệu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu**
* Các nguồn thông tin
* Tìm kiếm tài liệu
* Các công cụ truy cập tài liệu của Research4Life
* Xây dựng câu hỏi nghiên cứu như thế nào
**Tuần 2 – Giới thiệu và thảo luận về khoa học mở**
* Tại sao khoa học mở có thể đóng vai trò xúc tác giúp đạt các mục tiêu phát triển bền vững
* Giới thiệu Tuyên bố của UNESCO về khoa học mở
* Một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến khoa học mở như vấn nạn tạp chí săn mồi
* Phân biệt các mô hình truy cập mở khác nhau
* Những thách thức nhà nghiên cứu cần xem xét khi tiếp cận khoa học mở
**Tuần 3 – Cách viết đề cương nghiên cứu**
* Các chiến lược lập kế hoạch nghiên cứu
* Làm thế nào để xây dựng một nhóm nghiên cứu tốt
* Các bước nộp hồ sơ tìm kiếm tài trợ
* Các yếu tố then chốt giúp viết đề cương nghiên cứu thành công và những sai lầm thường gặp khi viết đề cương nghiên cứu
* Chiến lược vượt qua rào cản ngôn ngữ khi tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ
**Tuần 4 – Đạo đức xuất bản**
* Giới thiệu về đạo đức xuất bản, tổng quan về các vấn đề thường gặp
* Hiểu sâu về đạo đức xuất bản, lý do đạo đức xuất bản quan trọng đối với liêm chính nghiên cứu nói riêng và khoa học nói chung
* Thảo luận về 4 loại vấn đề thường gặp liên quan đến đạo đức xuất bản với các tình huống cụ thể
* Các vấn đề về tác giả, công bố lặp lại, tính nguyên bản của nghiên cứu, thao túng dữ liệu, đồng thuận
**Tuần 5 – Làm thế nào để tăng cơ hội công bố khoa học**
* Các bước của quá trình công bố khoa học
* Cách chọn tạp chí phù hợp nhất để công bố nghiên cứu
* Cách chuẩn bị và nộp bản thảo bài báo
* Hiểu về quá trình bình duyệt
* Cách phản hồi nhận xét của các chuyên gia bình duyệt
**Tuần 6 – Chiến lược tối đa hóa ảnh hưởng của nghiên cứu**
* Ảnh hưởng của nghiên cứu là gì và tại sao nó lại quan trọng
* Tổng qua về các chiến lược làm tăng ảnh hưởng của nghiên cứu và thảo luận tình huống
* Lời khuyên của chuyên gia về các kỹ thuật lan tỏa ảnh hưởng của nghiên cứu thông qua công cụ mạng xã hội
* Cách tạo ảnh hưởng vượt ra ngoài môi trường hàn lâm để nghiên cứu tiếp cận được với công chúng và các nhà hoạch định chính sách
Statistics:
Likes: 376, Shares: 152, Comments: 22
Like Reactions: 318, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 54, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0