Duong Tu – 2022-02-25 00:17:41
**“5 PHÚT EMAIL ĐÁNG GIÁ 30-40 TRIỆU”**
Nature vừa đưa tin về kết quả một nghiên cứu mới đang rất được quan tâm trên tạp chí Quantitative Science Studies của Hiệp hội Quốc tế về Trắc lượng Khoa học và Trắc lượng Thông tin (International Society for Scientometrics and Informetrics – ISSI).
Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Đại học Florida, Mỹ cho thấy rất ít người từ những nước thu nhập thấp công bố trên các tạp chí truy cập mở (open access), ngay cả khi nhà nghiên cứu từ các nước này hoàn toàn đủ điều kiện được các nhà xuất bản miễn giảm phí đăng bài.
Một mặt, mô hình open access giúp nhà khoa học tại các nước nghèo được đọc miễn phí nhiều tạp chí. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng phí đăng bài trên các tạp chí truy cập mở là một rào cản về công bố khoa học đối với nhà nghiên cứu ở nhiều nước đang phát triển tại Nam bán cầu (Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe) và có thể tiếp tục nới rộng khoảng cách về khoa học giữa các quốc gia trên thế giới.
Một trong những lý do giải thích cho hiện tượng này là nhiều tác giả tại các nước nghèo chưa biết đến chính sách miễn giảm phí đăng bài open access của các nhà xuất bản để sử dụng hết quyền lợi của họ.
Do đó, tôi giới thiệu lại dưới đây chính sách miễn giảm phí đăng bài truy cập mở của nhiều nhà xuất bản trong khuôn khổ chương trình Research4Life để bác nào quan tâm tham khảo.
Thông tin này đã từng được giới thiệu trong nhóm LCKH hồi tháng 7/2021: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/523870775526426
*******
Một trong những rào cản về công bố khoa học đối với các nhà nghiên cứu ở những nước đang phát triển như Việt Nam là nhiều tạp chí truy cập mở (open access) thu phí xử lý bản thảo (Article Processing Charge – APC) quá cao, có thể tới vài ngàn đô-la, vượt quá khả năng chi trả của đa số nhà khoa học. Các nhà xuất bản hiểu thực tế đó nên có chính sách miễn giảm APC cho các công trình từ những nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về chính sách này vì những lý do như thông tin miễn giảm APC khó tìm thấy trên website của nhà xuất bản, hay đề nghị miễn giảm APC chỉ được nhà xuất bản đưa ra sau khi bản thảo được chấp nhận công bố. Nhiều nhà nghiên cứu mất phí đăng bài một cách oan uổng dù thuộc diện được miễn giảm APC do không nắm được thông tin và không biết quyền lợi của mình.
Research4Life là tên gọi chung của 5 chương trình, bao gồm HINARI, AGORA, OARE, ARDI và GOALI. Đây là mạng lưới hợp tác giữa nhiều tổ chức quan trọng như WHO, FAO, UNEP, WIPO, ILO, Cornell & Yale Universities, STM và khoảng 200 nhà xuất bản khoa học với mục tiêu thu hẹp khoảng cách tri thức giữa các quốc gia bằng cách cung cấp quyền truy cập tạp chí, sách báo, tài liệu khoa học với mức giá rẻ hoặc miễn phí cho các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Để giúp các nhà nghiên cứu tại những nước đang phát triển như Việt Nam dễ dàng tìm thấy thông tin miễn giảm APC khi đăng bài báo quốc tế, Research4Life đã thống kê chính sách miễn giảm này của tất cả các nhà xuất bản tại địa chỉ sau: [https://extranet.who.int/hinari/en/oaapc_info.php](https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fextranet.who.int%2Fhinari%2Fen%2Foaapc_info.php%3Ffbclid%3DIwAR1XjkTkeBQI7dAjMf0wCMyJ7yE0nywZ1bIu1FzeMPVT0wYHxNxI3Jj9bHM&h=AT2CfqDu8ZAPFTsD18mQEOhInPOyZybLfmJChwRPWxT0Pnaup7yZD0WLvQun0wEDlM53NaQP7suWCfFp4088MPjSTJ2D1IQkxzFh5qMNAdW-cntrJ0_HysXgK_cr8lM-cQ&__tn__=-UK-R&c[0]=AT0qBv3NhkbXLX1bEe43HCb9Npb7R7F2htgLupJE08jtk8WjlKjDkKmEh1Me-9kg6m5RvYUh-GrSrJPSFpkyJRN279YV3YCJLNDL_ui00N1eUt4udwW69IQrDS2c3gu8BlCPx935SZAmiFOURgKtsT50WEbt) (link này phải copy rồi paste vào trình duyệt mới xem được).
Kinh nghiệm gửi email cho các nhà xuất bản để đề nghị miễn giảm APC cũng đã được chia sẻ trong nhóm Liêm Chính Khoa Học hồi tháng 5/2021 trong bài “***5 phút email đáng giá 30-40 triệu***”: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/485091626071008
Shared link: https://www.nature.com/articles/d41586-022-00342-w
Statistics:
Likes: 336, Shares: 86, Comments: 12
Like Reactions: 293, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 41, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0