Minh Dang Doan – 2022-02-18 11:44:23
Cập nhật về phản hồi của cộng đồng khoa học đối với kết quả xét tiêu chuẩn GS/PGS 2021
Cập nhật 22/2/2022:
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/hoi-dong-giao-su-nha-nuoc-dang-lam-ro-5-ung-vien-nganh-kinh-te-1-ung-vien-nganh-chinh-tri-hoc-bi-to-cao-816891.html
“PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cho hay những nội dung phản ánh của xã hội trong quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư có vai trò rất quan trọng về mặt thông tin, giúp Hội đồng Giáo sư các cấp có các thông tin đa chiều trong quá trình xét.
…
PGS Dương Nghĩa Bang cho biết, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước đã có văn bản yêu cầu Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế, Hội đồng Giáo sư liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học xác minh làm rõ.”
https://thanhnien.vn/can-xu-ly-nghiem-ung-vien-gs-pgs-gui-bai-dang-o-tap-chi-mao-danh-post1430948.html
Văn phòng HĐGSNN cho biết họ tiếp nhận phản hồi về việc xét GS/PGS qua nhiều kênh, có cả ở diễn đàn Liêm chính khoa học. Báo Thanh Niên cũng dẫn lại một số ý kiến vừa được trao đổi ở diễn đàn này: ông Phạm Thịnh phê bình một số hội đồng ngành xét qua loa đại khái, TS. Dương Tú phê bình những ứng viên đăng bài ở tạp chí giả mạo là nếu không có lỗi về đạo đức thì cũng không xứng đáng về chuyên môn, và hội đồng xét đã không hoàn thành trách nhiệm khi để lọt lưới những ứng viên như thế. GS. Ngô Việt Trung cho rằng việc công bố trên tạp chí giả mạo để tính điểm là vi phạm liêm chính, còn nghiêm trọng hơn việc “bán bài”, cần phải có biện pháp xử lý mạnh.
https://tuoitre.vn/liem-chinh-khoa-hoc-khong-co-cho-cho-gian-doi-khuat-tat-20220219080456688.htm
Theo văn phòng HĐGSNN, những phản biện xã hội về việc xét GS được họ tiếp nhận và rà soát tiếp. Ông Trần Anh Tuấn chánh văn phòng có giải thích thêm về chức năng của hội đồng cơ sở và hội đồng ngành:
“Các hội đồng có trách nhiệm khác nhau được quy định rõ. Hội đồng cơ sở xác minh tính pháp lý các minh chứng trong hồ sơ, chẳng hạn xem kê khai dạy bao nhiêu giờ, đề tài bao nhiêu, hướng dẫn cao học, bài báo…
Hội đồng ngành là trách nhiệm chuyên môn. Ví dụ anh kê khai 100 bài chỉ chấm 70 bài thì đó là trách nhiệm chuyên môn. Nghĩa là hội đồng ngành thay mặt Hội đồng Giáo sư nhà nước để thẩm định hồ sơ ứng viên và kết luận ứng viên đủ điều kiện hay không.”
https://tuoitre.vn/chot-chan-nhung-khuat-tat-gian-doi-20220221091737807.htm
GS. Ngô Việt Trung nêu yêu cầu phải cải tổ, nâng chất lượng của hội đồng ngành:
“Đã là tiêu chuẩn cứng thì thế nào cũng có kẽ hở. Không thể lập ra một danh sách cụ thể các tạp chí đạt chuẩn cho từng ngành được, vì vậy mới cần một hội đồng ngành xét hồ sơ và quan trọng hơn là đánh giá trình độ thực của ứng viên.”
“Qua đây, chúng ta hoan nghênh Hội đồng Giáo sư nhà nước công khai lý lịch khoa học của các ứng viên. Lý lịch khoa học ủy viên hội đồng của các hội đồng ngành cũng nên công khai để đảm bảo không có ai bị “nhúng chàm”.”
GS. Trung cũng yêu cầu có chế tài với những người vi phạm liêm chính khoa học:
“Cũng giống như ở các bản án, cần phải có thời hạn phục hồi cho những người vi phạm sau 2 – 3 năm. Thời hạn này phải đủ tính nghiêm khắc để răn đe những người khác.”
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/xet-ung-vien-giao-su-can-co-che-tai-xu-ly-cong-minh-neu-vi-pham-20220221150054295.htm
Báo Dân Trí dẫn quan điểm một vị giống phát biểu của GS Ngô Việt Trung ở bài trên Tuổi Trẻ, không biết người này có phải cũng là GS Trung không, tuy nhiên có lẽ nhiều người cũng ủng hộ quan điểm đó.
“Trao đổi với PV *Dân trí,* một vị giáo sư đang là thành viên một Hội đồng giáo sư ngành cho rằng, sở dĩ có hiện tượng các Hội đồng Giáo sư cơ sở và Hội đồng Giáo sư ngành để “lọt lưới” các bài báo trên, chỉ đến khi có kiện cáo mới tá hỏa đi “thuê” người thẩm định lại, là do một số thành viên Hội đồng Giáo sư các cấp (từ cấp cơ sở trở lên) không đủ trình độ để thẩm định/đánh giá đúng hồ sơ ứng viên, cả về trình độ chuyên môn và tiếng Anh.
Vị giáo sư này kiến nghị, phải rà soát lại hồ sơ của tất cả các thành viên Hội đồng Giáo sư các cấp, đồng thời công khai lý lịch khoa học trên mạng.”
“Vị giáo sư kiến nghị, cần củng cố liêm chính học thuật bằng cách Hội đồng Giáo sư Nhà nước phải có bộ phận tiền kiểm (thanh tra, giám sát) phát hiện và xử lý nghiêm các hiện tượng mờ ám, hậu kiểm (kiểm tra, rà soát lại các hồ sơ nếu có nghi vấn), công khai danh tính các ứng viên này cũng như danh tính các ủy viên Hội đồng Giáo sư các cấp, người đã thẩm định các hồ sơ có sai phạm. Cần có chế tài xử lý Hội đồng đã để “lọt” các vi phạm về giờ dạy, về công bố khoa học…
Đối với trường hợp ứng viên có nghi ngờ, để lại xem xét sau, không nhất thiết cứ phải để xét cùng với các ứng viên không có điều tiếng khác; khi nào đã xác minh được rõ ràng, thì xét sau; với các ứng viên vi phạm dù chỉ 1 bài thì cần cấm nộp hồ sơ 3-5 năm, hoặc tước chức danh sau khi Hội đồng đã công bố.”
https://thanhnien.vn/lum-xum-xung-quanh-xet-ung-vien-giao-su-pho-giao-su-tai-ai-post1431312.html
TS. Nguyễn Hoàng Chương đặt vấn đề hàng năm đều có lùm xùm quanh việc xét GS là có trách nhiệm của HĐGSNN, và nhắc đến “ý kiến đề xuất nên chăng giao việc xét công nhận GS, PGS về cho các đại học, trường đại học”.
https://tienphong.vn/lum-xum-bai-bao-khoa-hoc-nen-co-danh-muc-tap-chi-chinh-thong-post1418056.tpo
GS. Nguyễn Văn Tuấn gợi ý các hội đồng GS ngành cần dùng hiểu biết chuyên môn để lập ra các danh mục tạp chí của những tổ chức có uy tín nhằm phân biệt với tạp chí dỏm. Và các hội đồng ngành khi xét chất lượng ứng viên cũng cần phân biệt giữa các loại bài báo khác nhau, những bài mang tính original thì cần được coi trọng hơn những bài thuộc loại tổng hợp, báo cáo đơn giản.
https://giaoduc.net.vn/goc-nhin/can-huy-vinh-vien-ho-so-ung-vien-gs-pgs-dang-bai-o-tap-chi-mao-danh-post224542.gd
Trong bài viết này, ThS. Phan Thế Hoài điểm lại một số vụ “trọng điểm” về đạo văn và gian luận học thuật (dẫn lời PGS. Hoàng Dũng về vụ Nguyễn Đức Tồn đạo văn được báo Asia Sentinel đăng lại, vụ ứng viên Ngô Lê Minh đạo văn được báo Tiền Phong phản ánh), và nêu kết luận đề nghị xử nặng những người gian lận:
“Vậy nên, theo tôi Hội đồng phải hủy vĩnh viễn hồ sơ của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư gian lận (đã được xác minh), chứ không cho rút hồ sơ rồi lại đăng ký năm sau thì mới đủ sức răn đe về liêm chính học thuật.”
—
18/2/2022:
Tôi xin điểm lại ở đây một số bài mới đây trên báo chí viết về phản ánh của cộng đồng khoa học đối với một số hồ sơ ứng viên GS/PGS:
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nhung-dieu-la-lung-ve-bai-bao-khoa-hoc-cua-ung-vien-gs-pgs-nam-nay-815869.html
https://thanhnien.vn/ro-thong-tin-ung-vien-xet-gs-pgs-2021-dang-bai-tren-tap-chi-gia-mao-post1430453.html
https://tienphong.vn/mot-ung-vien-pho-giao-su-bi-to-cao-vi-pham-liem-chinh-khoa-hoc-post1417101.tpo
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/hoi-dong-giao-su-nha-nuoc-yeu-cau-giai-trinh-ve-lum-xum-ung-vien-gspgs-20220218151510494.htm
—
Chiều nay 18/2/2022, một số báo đã cập nhật tin tức là ông Nguyễn Minh Tuấn có đơn xin rút hồ sơ ứng viên GS:
https://tuoitre.vn/lum-xum-bai-bao-quoc-te-mot-ung-vien-giao-su-xin-rut-khoi-danh-sach-dang-ky-2022021811385153.htm
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/ung-vien-giao-su-bi-phan-anh-ve-bai-bao-quoc-te-da-co-don-xin-rut-20220218134932466.htm
https://thanhnien.vn/mot-ung-vien-co-bai-dang-tren-tap-chi-gia-mao-xin-rut-ho-so-xet-giao-su-post1430829.html
Việc các ứng viên GS/PGS đăng bài báo quốc tế trên những tạp chí giả mạo (hoặc gọi là “tạp chí cướp danh” – hijacked journal – xin xem thêm ở bài này của anh Duong Tu: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/655661662347336 ) là đáng hổ thẹn. Từ việc này lộ ra hai vấn đề vốn đã nóng từ mấy năm nay và đến bây giờ vẫn còn nóng đối với hoạt động xét tiêu chuẩn GS/PGS:
* Ứng viên GS/PGS đăng bài báo mà không chọn được tạp chí đàng hoàng để đăng. Họ có thể không biết trong một vài trường hợp, nhưng nếu đa số bài báo quốc tế của họ đều đăng ở những tạp chí tệ hại, thì cho thấy hoặc là họ cẩu thả không biết chọn chỗ đăng bài, hoặc là cố tình làm thế để có bài báo nhằm “tính điểm” cho hồ sơ. Làm thế nào để họ có đủ uy tín trong ngành của họ, cho xứng đáng với danh hiệu GS/PGS đã “được nhà nước thẩm định chất lượng”?
* Hội đồng xét duyệt một số ngành không đủ khả năng để loại ra những hồ sơ ứng viên không xứng đáng. Đúng lý ra, mỗi hội đồng phải gồm toàn những nhân vật đầu ngành, thì cần đảm bảo kết quả xét duyệt của mình tương xứng với tính chất dẫn đầu của tinh hoa trong ngành. Liên quan đến việc ứng viên đăng những bài báo khoa học ở các tạp chí giả mạo, nếu hội đồng hoặc là không biết những tạp chí đó giả mạo, hoặc là biết nhưng cho qua (vẫn duyệt cho ứng viên vì tính điểm những bài khác), thì liệu hội đồng ngồi đó có tác dụng gì ngoài việc “đếm, đếm, và đếm” (mượn chữ của GS Phung Ho Hai)?
(bổ sung hình minh họa là bài trên báo in Thanh Niên hôm nay, xin hoan nghênh báo Thanh Niên và PV Quý Hiên Lê đã đưa chủ đề này lên báo in để công luận rộng hơn thấy được vấn đề)
Statistics:
Likes: 209, Shares: 17, Comments: 51
Like Reactions: 193, Haha Reactions: 4, Wow Reactions: 2, Love Reactions: 5, Sad Reactions: 2, Angry Reactions: 1