Duong Tu – 2022-01-03 23:59:07
Hai tin tức dưới đây từ Pakistan có thể mang giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam bởi sự tương đồng về mặt bằng khoa học giữa hai nước.
**1. GS Pervez Hoodbhoy chỉ trích việc đăng hàng loạt bài báo kém chất lượng**
GS Hoodbhoy là một trong những học giả hàng đầu Pakistan, từng được tạp chí Foreign Policy xếp vào danh sách 100 nhà tư tưởng ảnh hưởng nhất toàn cầu.
Ông là người phê phán mạnh mẽ Ủy ban Giáo dục Đại học Pakistan (Higher Education Commission – HEC) đã để xảy ra tình trạng chạy đua số lượng công bố khoa học với chính sách thưởng tiền kèm theo đề bạt các tác giả bài báo và giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh, biến đại học ở Pakistan thành các nhà máy sản xuất bài báo rác và tiến sĩ dỏm.
Bài viết “Mánh lới xếp hạng đại học” của GS Hoodbhoy về các mánh lới thao túng xếp hạng đại học và những chiêu trò gian lận trong khoa học tại Pakistan đã từng được giới thiệu trong nhóm LCKH hai lần: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/556793115567525.
Trong một bài phát biểu cách nay hai tuần, GS Hoodbhoy cho rằng cần chấm dứt ngay tình trạng công bố hàng loạt bài báo khoa học rởm. Ở Pakistan hiện có những giáo sư đăng hàng trăm bài báo trong thời gian ngắn nhằm mục đích thăng tiến và lấy tiền thưởng, khiến chất lượng nghiên cứu tại nước này tụt dốc nhanh chóng cũng như làm nản lòng những nhà nghiên cứu làm việc chăm chỉ, đầu tư nhiều thời gian và công sức cho những công trình giá trị.
GS Hoodbhoy cũng so sánh thành tựu khoa học của Pakistan với quốc gia láng giềng Ấn Độ, tương tự như so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thông tin chi tiết: https://www.thenews.com.pk/print/917915-dr-pervez-hoodbhoy-decries-wide-scale-publications-of-substandard-research-works
**2. Thượng viện Pakistan tổ chức điều trần về đạo văn và chất lượng nghiên cứu**
Thượng viện Pakistan vừa tiến hành điều trần về chất lượng công bố khoa học của các đại học tại nước này. Ủy ban Giáo dục Đại học Pakitsan (HEC) và lãnh đạo nhiều trường đại học đã tham gia điều trần, tập trung vào vấn nạn đạo văn.
HEC đã báo cáo với Thượng viện rằng Ủy ban này đã chỉ đạo các trường thành lập hội đồng gồm 5-6 thành viên để kiểm tra, giám sát tình trạng đạo văn ở mỗi trường, đồng thời phải giải quyết khiếu nại, tố cáo về đạo văn trong vòng 60 ngày.
Thượng viện Pakistan cũng chất vấn HEC chi tiết về những cá nhân cụ thể đã đạo văn trong các bài báo khoa học và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp này.
Theo quy định hiện hành có hiệu lực từ năm 2007, có 3 mức xử phạt đối với hành vi đạo văn tại Pakistan, trong đó có sa thải, cấm làm việc tại bất kỳ cơ sở giáo dục hoặc nghiên cứu nào, và công bố thông tin về cá nhân đạo văn trên các phương tiện truyền thông.
Thông tin chi tiết: https://tribune.com.pk/story/2336135/senate-body-seeks-details-of-scholars-involved-in-plagiarism
Shared link: https://tribune.com.pk/story/2336135/senate-body-seeks-details-of-scholars-involved-in-plagiarism
Statistics:
Likes: 206, Shares: 16, Comments: 6
Like Reactions: 188, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 17, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0