Phuc Huynh – 2021-09-08 13:35:29
**Phần 1: Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế và Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Văn Lang dính nghi án đạo văn, tác giả ma? – PHẦN 1**
Tôi là Phúc Huỳnh, tôi đã có thời gian học tập và làm việc tại Hàn Quốc, hiện đang công tác tại trường đại học Hxx tại TpHCM. Tôi xin phép được sử dụng nick facebook thứ hai này của mình để tố cáo tình trạng đạo văn vô cùng tinh vi và chuyên nghiệp của Tiến sĩ Ngô Minh Hùng, giám đốc viện nghiên cứu di sản, đồng thời là Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế và NCKH của trường Đại học Văn Lang.
TS Hùng cùng ThS. Quảng Văn Sơn đều nắm giữ các vị trí quan trọng tại Viện nghiên cứu di sản (trong đó TS Hùng là giám đốc) đã đăng tổng cộng 4 nghiên cứu trên IOP Conference Series: Materials Science and Engineering. Đây là NXB đã bị Discontinued by Scopus vì nghi ngại của công chúng.
Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu và phát hiện 2 trong 4 bài báo đó được dịch **trên 90% từ một bài báo** Tiếng Việt của ThS Quảng Văn Sơn trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa vào năm 2013.
Bài báo 1: Di tích Tháp Po Ramé ở Ninh Thuận (Tạp Chí Nghiên cứu Văn hóa, 6, 62-71), do ThS Sơn là TÁC GIẢ DUY NHẤT, năm 2013) http://dlib.huc.edu.vn/handle/123456789/3633
7 năm sau, bài báo được **sao chép 100%** và dịch sang tiếng Anh với tựa đề The Monumental Architecture of Po Ramé in Ninh Thuan Province, Vietnam (IOP Conference Series: Materials Science and Engineering năm 2020). (https://iopscience.iop.org/article/10.1088/1757-899X/949/1/012009/pdf)
Sự thay đổi lớn nhất trong bài báo tiếng anh này, đó là việc **chèn thêm 2 tác giả mới** (TS. Ngô Minh Hùng corresponding author và GS William B. Noseworthy). Trong các phần tiếp theo, tôi sẽ làm rõ vai trò của ông William này khi ông sử dụng rất nhiều “địa chỉ khoa học” khác nhau. Cần lưu ý: hội thảo này do chính TS Ngô Minh Hùng phối hợp tổ chức tại ĐH Văn Lang.
https://www.florenceheritech.com/wp-content/uploads/2020/09/Hung_ENV.pdf
Bài báo 2: Not just a monastery: The Đông Duong Complex of Vietnam (IOP Conference Series: Earth and Environmental Science – 2021/5/1) – bài báo này do ThS Sơn và GS William đồng tác giả .
https://iopscience.iop.org/article/10.1088/1755-1315/778/1/012035/meta
Tuy nhiên, bài báo này được **sao chép gần 90% nội dung** và đổi tên thành Discovery & Perceptions of Champa: the Đồng Dương Complex of Quảng Nam Province, Vietnam (và đăng trên tạp chí Horizon Journal of Humanities & Social Sciences Research (JHSSR) Vol 3(1) Jul 2021). https://horizon-jhssr.com/view-issue.php?id=94. Khủng khiếp hơn, bài báo này có nguyên bản là bài Di tích Đồng Dương (Quảng Nam): Phát hiện và nhận thức, đã được công bố trên Tạp chí Khảo cổ (6, 72-80) do Quảng Văn Sơn và Cao Quang Tổng viết năm 2017!!!
Đặc biệt, TS. Hùng lại tiếp tục đột nhiên xuất hiện với vai trò First author trong bài báo số 2, vừa mới công bố tháng 7 năm 2021. Phải nói thêm rằng bài báo của TS Hùng được gửi ngày 20/4/2021, được chấp nhận đăng ngày 10/06/2021. Nếu ai đã từng làm việc với các báo quốc tế đàng hoàng, hẳn sẽ biết để đăng được 1 bài báo lên tốn ngót nghét cả năm trời, thậm chí hơn.
Tôi và cộng sự đã trực tiếp liên hệ với tác giả có tên William B. Noseworthy tới từ University of Wisconsin-Madison. Tuy nhiên trên cả hai bài nghiên cứu ông ta ghi tới từ McNeese State University. Ông ta cho rằng ông ta có vai trò dịch thuật trong bài này vì trong CV, ông ta có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt. https://history.wisc.edu/people/noseworthy-william-b/
Trước khi đưa ra các nhận định cụ thể với bằng chứng chính xác, tôi đặt ra một câu hỏi cho quý học giả để chúng ta cùng bàn luận:
Nếu bài viết tiếng việt ban đầu là của ThS Quảng Văn Sơn. Ông William đúng là người phụ trách dịch thuật, thì vai trò của First author – Ngô Minh Hùng là gì trong hai bài báo trên?
**Tội đạo văn theo quy định tại APA** (2010, p19) “Just as researcher do not present the work of others as their own … they do not present their own previous published work as new scholarship”. Tôi dịch lại, tội đạo văn dành cho những người đạo nhái công trình của người khác, hoặc đạo nhái công trình đã công bố của chính họ. Việc nhóm nghiên cứu của TS. Ngô Minh Hùng dịch trắng trợn 100% bài tiếng Việt đã công bố năm 2013 ra ngôn ngữ khác và tiếp tục gửi công bố quốc tế là một việc làm hết sức đáng lên án khi các phần mềm đạo văn không thể phát hiện ra hiện tượng đạo văn này. Tôi thiết lấy một ví dụ, nếu mỗi tác giả chúng ta chỉ cần viết 1 bài nghiên cứu tiếng Việt, và dịch ra 100 ngôn ngữ khác nhau để có 100 công bố quốc tế thì thế giới khoa học này không hiểu sẽ đi về đâu?
**Tội tác giả ma – Ghost author** là một việc hiện nay đang bị lên án dữ dội bởi cộng đồng liêm chính khoa học trong nước và thế giới. Nó được ví như những con sâu hút máu và đục khoét nền giáo dục Việt Nam khi các trường đại học đua nhau tăng số lượng công bố quốc tế. TS Ngô Minh Hùng đang phụ trách toàn bộ hoạt động Hợp tác quốc tế và NCKH tại trường ĐH Văn Lang, cũng là Giám đốc của viện di sản Văn Lang. Tôi xin đặt ra câu hỏi, liệu liêm chính khoa học có nên trở thành một khóa học bắt buộc cho tất cả những người làm nghề tại Việt Nam hay không khi mà suy thoái đạo đức nghiêm trọng (được che đậy bởi những mưu mô chước quỷ) của nhóm người đang vụ lợi vì việc này?
Tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý học giả vụ việc sau trong các phần tiếp theo của bài viết. Xin trân trọng cảm ơn Cộng đồng Liêm chính Khoa học này đã cho tôi cơ hội được nêu ra các quan điểm của mình!
Thân ái hẹn gặp lại,
Phúc Huỳnh
Shared link: https://www.florenceheritech.com/wp-content/uploads/2020/09/Hung_ENV.pdf
Statistics:
Likes: 404, Shares: 49, Comments: 48
Like Reactions: 327, Haha Reactions: 10, Wow Reactions: 59, Love Reactions: 0, Sad Reactions: 7, Angry Reactions: 0