Pham Quang Tuan – 2021-07-22 03:13:21
Liêm chính khoa học và sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam đang khám nghiệm đại trà Covid tại nhiều nơi bằng phương pháp mệnh danh là “siêu nhạy” của Học Viện Quân Y. Tìm trên mạng hầu như không thấy chi tiết khoa học nào về phương pháp này, nên đã có trao đổi dưới đây trên trang của TS Nguyễn Đức Thái (Thai D. Nguyen), một cố vấn cao cấp của chiến dịch thử nghiệm này. Tôi chép lại đây và cắt bỏ 1 số đối đáp không liên quan đến vấn đề thông tin khoa học (nguyên bản trong hình).
—
Vu Hong Nguyen
Anh cho em hỏi một số câu hỏi:
1/ Trước giờ em chỉ nghe anh nói là phương pháp PCR siêu nhạy của TS.BS Hồ Hữu Thọ, HVQY Hà Nội là ưu điểm vượt trội, những ưu điểm mà các nước khác không có v.v… nhưng anh có data nào cho thấy tỉ lệ dương tính giả và âm tính giả là bao nhiêu không? Có bên thứ 3 nào độc lập đứng ra đánh giá chất lượng/hiệu quả/độ sai số của phương pháp chưa? Đã có ai độc lập so sánh các chỉ tiêu độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này với các phương pháp của các nước khác chưa?
…
Thai D. Nguyen
Chào Anh Hồng Nguyên: Cám ơn anh gửi các câu hỏi mà tôi tin nhiều người cũng muốn biết. Mình trả lời anh dưới đây nhé.
– Tôi đã chia sẻ với cộng đồng về những giá trị mà tôi biết từ vai trò tư vấn cho dự án này, nhưng không thể chia sẻ những chi tiết cần bảo vệ cho patent và bài báo mà Thọ đang làm. Mục đích của tôi là khi mình biết nó tốt có giá trị thì cố gắng phổ biến, mang nó ra dùng trong giai đoạn Việt Nam rất cần để kiểm soát dịch. Một số tin anh hòi chỉ là lý thuyết không cần thiết trong giai đoạn khẩn trương hiện nay. Ngay FDA cũng không đòi hỏi những thứ anh hỏi trong giai đoạn này.
…
Pham Quang Tuan
Thai D. Nguyen Tôi không thể đồng ý với trả lời này. Những data mà anh Vu Hong Nguyen hỏi như độ nhạy, âm tính giả, dương tính giả… là quá căn bản và cần thiết để chấp thuận một phương pháp chẩn đoán. Công bố những dữ liệu đó không thể ảnh hưởng đến việc xin patent, và các nhà xuất bản lớn bây giờ như Elsevier, Nature… không cấm công bố kết quả trước (dưới dạng preprint chẳng hạn). Dù tình hình khó khăn gấp rút cũng không thể bỏ qua những bước căn bản như vậy.
Thai D. Nguyen
Pham Quang Tuan Anh ơi, TS Tho, HVQY đang làm mọi thứ từ patent, publication, meeting và gần đây là có sự tham gia của Ampharco để làm sản phẩm dùng xét nghiệm chống dịch. Chúng tôi biết phải làm gì và đã, đang, sẽ tranh thủ làm tất cả vì nhu cầu của đất nước. Vậy anh nhé. Thanks.
Pham Quang Tuan
Nguyen Duc Hoang tại sao thông tin khoa học mà cũng phải tối mật, giới khoa học VN bây giờ cũng lây nhiễm đầu óc bảo mật và thái độ “để chúng tôi lo, dân không cần biết” của chính quyền rồi! 🙁
Thai D. Nguyen
Pham Quang Tuan A. Tuấn vô lý rồi đó. Anh hãy xem tất cà các tin trên FB này về PCR siêu nhay thì thấy điều đó. Vấn đề là anh có lưu tâm đọc và theo dõi, hay anh thich tiêu cực chỉ trích?
Thai D. Nguyen
Vu Hong Nguyen Pham Nguyen Quy Tôi nhận thấy các bạn không hề xem, hay chỉ xem qua loa các chương trình hội nghị, các webinars, các stt về tiến trình và kết quả của pp PCR siêu nhạy. Các bạn đã đặt nhiều câu hỏi đã nhiều lần được thảo luận và trả lời. Chúng tôi mong các bạn đọc kỹ và hỏi những câu hỏi mới để chúng ta không mất thì giờ của nhau. Xin cám ơn.
(Câu trả lời cuối cùng được TS Thái lập đi lập lại nhiều lần cho nhiều người khác nhau, kể như là để kết thúc bàn luận, ông không muốn nói gì thêm.)
—
Tại sao một nhà khoa học kỳ cựu, ở Mỹ về, mà lại có một thái độ “xua tay”, lảng tránh mọi câu hỏi về kết quả, dữ liệu của một phương pháp đang áp dụng rộng rãi trên dân chúng VN với hậu quả có thể nghiêm trọng? Và đòi người ta muốn biết thì phải đọc lại… facebook? Và ai không đồng ý thì gọi là “tiêu cực chỉ trích”? Hẳn ai cũng biết những con số về hiệu năng, dương tính giả, âm tính giả là cực kỳ quan trọng. Nhất là khi người dân chịu ảnh hưởng vô cùng phiền phức, xáo trộn đời sống vì kết quả của test.
Điều mỉa mai là chính TS Thái cũng đã từng nói về test này: “Đây cũng là điểm yếu của bộ kit mới: chưa có thông tin như các bộ kit khác đang được sử dụng. Rõ ràng, nếu không minh bạch thông tin, dù phương pháp tốt cũng sẽ bị nghi ngờ. “Chúng ta tin, nhưng cần tạo niềm tin với cộng đồng qua những con số”, ngay cả người ủng hộ bộ kit như TS. Nguyễn Đức Thái cũng thừa nhận. “Cho đến nay, kết quả ứng dụng ở Bắc Giang rất tích cực với khoảng gần 100 nghìn mẫu khảo sát. Tuy nhiên, ứng dụng trong cộng đồng luôn có những biến số và sai số, mà kỹ thuật phải có đủ độ chính xác và đủ độ bền để trở thành sản phẩm hữu dụng. Chúng ta cần có số lượng lớn hơn và yếu tố cuối cùng là độ lặp lại (reproducibility) cao”. (https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/bo-kit-xet-nghiem-virus-sarscov2-sieu-nhay-cong-khai-du-lieu/2021061010445313p1c160.htm)
Cũng nên biết là Học Viện Quân Y, nơi phát triển test này, cũng đã sản xuất một test kit (cùng với công ty Việt Á) được quảng cáo tung hô rầm rộ trên truyền thông hồi đầu năm ngoái, rằng đã xuất đi nhiều nơi, được WHO chấp thuận, có số mã của WHO… Sau đó té ra là WHO từ chối không cấp phép dùng khẩn cấp (EUA) cho kit này! (https://www.facebook.com/pham.q.tuan.940/posts/10159042416739512)
Trong câu trả lời, TS Thái nói đang cộng tác với Ampharco. Cty này tên chính thức nghe rất “Mỹ”: Ampharco USA, có trụ sở ở Mỹ, nhưng là công ty của VN, tên cũ là Vietnam Ampharco Joint Stock Pharmaceutical Company (Vietnam Ampharco Joint Stock Pharmaceutical Company), trụ sở ở Đồng Nai.
Shared link: http://TS.BS/
Statistics:
Likes: 281, Shares: 33, Comments: 34
Like Reactions: 221, Haha Reactions: 8, Wow Reactions: 41, Love Reactions: 5, Sad Reactions: 6, Angry Reactions: 0