Minh Nguyen – 2021-06-13 14:54:45
Xin chào các thành viên nhóm LCKH,
Tôi là thành viên trong ban tổ chức của nhóm IVANET-RDP, thông qua đề xuất của Anh Doãn Minh Đăng, thành viên chính của nhóm LCKH và cũng là diễn giả khách mời của webinar số 19, tổ chức trên Zoom ngày chủ nhật, 20/06/2021, lúc 3g chiều (giờ Việt Nam). Sau đây là danh sách các câu hỏi mà ban tổ chức đã thu thập từ khán giả qua form đăng ký online.
Kính mong quý Thầy/Cô và các thành viên của nhóm LCKH cùng tham gia bàn luận và đưa ra các câu trả lời từ kiến thức và trãi nghiệm cá nhân.
Ban tổ chức IVANET-RDP rất mong rằng webinar 19 sẽ thật sự mang lại nhiều thông tin bổ ích, giàu kiến thức cho những ai quan tâm chủ đề “ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU & LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT”.
Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào, kính mong quý vị ghi rõ câu hỏi, hoặc ghi câu A.5 (nghĩa là câu hỏi số 5, mục A) để mọi người tiện theo dõi.
Đây là danh sách các câu hỏi cho Webinar 19
A. Các câu hỏi liên quan trực tiếp
1. Các vấn để thực tiễn trong đạo đức và liêm chính học thuật
2. Sự minh bạch và khách quan trong nghiên cứu khoa học
3. Làm thế nào để bồi dưỡng đạo đức và liêm chính khoa học? Làm sao để cân bằng LCKH với áp lực xin fundings và publications?
4. Làm sao để đạo đức trong khoa học được áp dụng cho mọi người làm khoa học?
5. Làm sao để đảm bảo tính khoa học và đạo đức trong bài nghiên cứu?
6. Hành vi sai trái trong LCKH
7. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề đạo đức và liêm chính
8. Dấu hiệu của vi phạm đạo đức NC
9. Đạo đức nghề nghiệp khi làm nghiên cứu
10. XIn nêu cụ thể về hành vi sai trái trong LCKH, và hướng giải quyết cho những hành vi đó.
11. Hậu quả và hệ lụy của những nghiên cứu ảo ( chạy theo xu hướng, chạy theo chức danh, học vị)?
12. Vấn đề đạo đức trong Nghiên cứu khoa học và cách phát hiện vi phạm đạo đức nghiên cứu (đạo văn, thiếu trung thực,…) như thế nào?
13. Có những quy định pháp lý nào để đảm bảo Đạo đức và liêm chính trong khoa học?!
14. Tại sao phải trung thực trong nghiên cứu
15. Đề tài nghiên cứu khoa học cần được xét duyệt qua Hội đồng Đạo đức, vậy có cơ hội nào cho những nhà nghiên cứu tự do không thuộc 1 tổ chức Nhà nước (Trường ĐH, CĐ,.) để xét duyệt Hội đồng Đạo đức không ạ?
16. Nếu không kể đến lý do về sợ bị trừng phạt, nhà khoa học (đặc biệt là nhà khoa học hoạt động tại Việt Nam) nên suy nghĩ xác định ranh giới về ĐĐ và LCKH trong các hoạt động, công việc hay dự án thực tế như thế nào?
17. Bribery vs lobbying in science research
18. Những hành vi nào bị coi là vi phạm liêm chính trong khoa học?
19. Kinh nghiệm khi gặp phải các vấn đề đạo đức và liêm chính trong NCKH
20. Làm thế nào để thực hiện đạo đức nghiên cứu trong nghiên cứu thực nghiệm mà không xảy ra sai lầm?
21. Em rất quan tâm đến đạo đức trong nghiên cứu. Trước giờ em làm nghiên cứu cũng biết một vài quy tắc, nhưng chỉ là do các thầy cô đi trước hướng dẫn chứ không có văn bản cụ thể. Em cũng rất lo rằng mình đã từng vi phạm các nguyên tắc mà không biết, như vậy không tốt chú nào ạ. Em cảm ơn các thầy cô, anh chị đã chia sẻ các buổi webinar hữu ích ạ.
22. Làm thế nào phát hiện ra nghiên cứu không trung thực
B. Câu hỏi liên quan đến Việt Nam
1. Giải pháp cho việc học thật, thi thật, nghiên cứu thật ở Việt Nam
2. Xây dựng và vận hành Codes of Ethics ở các trường đại học ở Việt Nam
3. Các sách tham khảo về đạo đức và liêm chính khoa học bằng Tiếng Việt
4. Nếu giữ vững ĐĐ và LCKH trong bối cảnh ở Việt Nam thì thu nhập không đủ sống. Đâu là phương án giải quyết?
5. Những thực trạng khó khăn trong làm khoa học tại Việt Nam và ảnh hưởng đến tư duy người làm khoa học
6. Thực hành liêm chính trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
7. Cách chống đạo văn trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
8. Hiện nhiều trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa có các quy định rõ ràng và chặt chẽ về đạo đức và liêm chính trong nghiên cứu khoa học dẫn đến tình trạng các vấn đề này chưa được coi trọng trong các nghiên cứu của cả giảng viên và sinh viên. Cần làm gì để cải thiện vấ đề này?
9. Có sự khác nhau giữa quy định về đạo đức trong nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài không?
10. Vấn đề liêm chính trong NCKH ở các nước phương Tây ntn?
11. Em xin hỏi về các hướng nghiên cứu liên quan đến vấn đề đạo đức dưới góc nhìn các quốc gia khác nhau (nước này cho phép nghiên cứu nhưng nước khác lại không,…)
C. Câu hỏi về ‘vùng xám’
1. Thế nào là vùng xám và những kinh nghiệm thực tế của diễn giả
2. Vùng xám trong đạo đức nghiên cứu
3. Làm sao để nhận ra được đâu là giới hạn của một vùng xám ạ
4. Những hành vi (sai trái) nào thuộc “vùng xám” trong LCKH?
5. Vùng xám trong liêm chính học thuật
6. Hành vi (sai trái) thuộc “vùng xám” trong LCKH có sự khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển không???
7. Những hành vi nào dù được coi là sai trong đạo đức và liêm chính khoa học vẫn được chấp nhận mà không bị phạt?
D. Câu hỏi liên quan đến viết một bài báo khoa học, trích dẫn và đạo văn
1. Cách đăng bài báo trên tạp chí uy tín
2. Vấn đề liên quan đến đăng bài báo quốc tế
3. Cách viết một bài báo khoa học đúng chuẩn mực
4. Những lỗi sai nên tránh khi công bố để không bị vi phạm đạo đức nghiên cứu khoa học?
5. Trong kho tàng đồ sộ của tri thức, làm sao để lựa chọn, đánh giá những bài báo, những nghiên cứu khoa học nhanh, không bị lãng phí thời gian ạ ?
6. Làm thế nào để có ý tưởng nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu? Câu hỏi nghiên cứu là gì?
7. Cách Tránh bị bắt lỗi đạo văn, th trùng với chính bài của mình phải làm thế nào
8. Đạo văn và đạo bài báo
9. Những vấn đề liên quan đến trích dẫn và đạo văn
10. Vấn đề tự trích dẫn/Cách trình bày trích dẫn để không bị cho là đạo văn
11. Theo em được biết, ICMJE là có nêu các điều kiện để đứng tên 1 bài báo khoa học nhưng em chưa tìm thấy bộ qui tắc này trong khoa học vật liệu, vậy qui tắc đứng tên bài báo khoa học nói chung gồm những gì? 2. Rất nhiều TS sau khi làm Postdoc ở 1 viện nghiên cứu có các bộ số liệu chưa được công bố, sau khi về VN mới sử dụng nó vào bài báo của mình nhưng không hề thừa nhận sự đóng góp/để tên các GS ở Lab/viện mà mình từng làm nghiên cứu, như vậy có thể xem là vi phạm đạo đức học thuật không?
12. Cách thức đúng xác định authorship?
13. Trích dẫn kết hợp với bình luận có được coi là NCKH không? Những lỗi đạo văn phổ biến? Ý tưởng của ng khác nhưng mình dựa trên ý tưởng đó và thêm vào quan điểm của mình có bị coi là đạo văn hay không? Trích dẫn thế nào là hợp lý? Một bài report khác gì với một bài research
14. làm thế nào để tránh đạo văn khi viết Literature review
15. Định hướng cho nghiên cứu viên trẻ
16. Conflict with research partner and unethical behaviors
E. Câu hỏi liên quan đến ngành Y
1. Đạo đức nghiên cứu trong việc lấy mẫu máu BN thuộc các nghiên cứu khác để tiến hành giải trình tự gen mà không có ICF từ những BN này.
2. Tính liêm chính trong ngành Y tế
3. Đạo đức trong duy trì quyền lợi của người tham gia nghiên cứu (bệnh nhân,v.v.v) sau khi kết thúc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
F. Câu hỏi liên quan nội dung Webinar 18 đã trình bày
1. Anh/chị có thể chia sẻ về những nguyên tắc trong đạo đức nghiên cứu khoa học không ạ
2. Những chuẩn mực của đạo đức trong nghiên cứu?
3. Giữ gìn liêm chính trong nghiên cứu khoa học
Trân trọng cảm ơn và kính mong mọi người cùng tham gia đóng góp ý kiến
Statistics:
Likes: 130, Shares: 18, Comments: 0
Like Reactions: 119, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 10, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0