Chu Nguy – 2021-04-29 07:39:10
Tôi xin giới thiệu một case rất thú vị và có nhiều thứ đáng để suy ngẫm.
4 năm trước, 1 tài khoản ẩn danh đã “tế” một bài báo của Dr Richardson trên Pubpeer
https://pubpeer.com/publications/F4EFD55284BE77796D80C3484B2A93#3
Lí do chủ yếu là trong phần main text, tác giả đã viết “The transparent solution turned opaque within 1 min” (Dung dịch trong suốt đã trở nên mờ đục trong vòng 1 phút”, trong khi phần SI lại là “the solution slowly turned cloudy after mixing” (Dung dịch dần trở nên mờ đục sau khi trộn). Người này cho rằng việc sử dụng từ “slowly” là “dreadful qualitative term” (tạm dịch: thuật ngữ định tính tởm lợm) và không thể chấp nhận được trong một bài báo khoa học. Người này cũng đặt ra câu hỏi tại sao phản ứng trong 2 môi trường khác nhau lại sinh ra 2 pha khác nhau và tại sao tác giả lại không giải thích hiện tượng này.
Tác giả chính bài báo chắc cũng nóng mũi đã ngay lập tức đăng đàn trả lời người này với văn phong hết sức là “châm chọc” như sau:
Tiếng Anh chắc không phải là tiếng mẹ đẻ của cậu cũng như những đọc giả khác nên tôi sẽ giúp các người giải thích cái từ “slow” như sau: ….(khúc này tác giả trích dẫn từ điển tiếng Anh ra luôn) 🙂
Sau khi nói một hồi thì tác giả chốt lại bằng câu :”Cứ thoải mái liên hệ tôi qua email joseph.richardson@unimelb.edu.au nếu có bất kì thắc mắc nào về khía cạnh khoa học, ngôn ngữ học, hoặc tính logic của bài báo, hay tâm sự về cuộc đời cũng được luôn”
Sau comment này của tác giả thì người tố cũng lặn không sủi tăm. Đây cũng là khía cạnh đáng suy ngẫm của việc lên tiếng nhưng danh tính bị ẩn đi.
Một số đại học lớn trên thế giới khi nhận được tố cáo nặc danh vẫn sẽ lập hội đồng kiểm tra, nhưng họ có chính sách sẽ không công bố kết quả cho người tố cáo nặc danh biết. Nghĩ thì thấy cũng khá là fair play
Shared link: https://pubpeer.com/publications/F4EFD55284BE77796D80C3484B2A93#3
Statistics:
Likes: 58, Shares: 0, Comments: 1
Like Reactions: 51, Haha Reactions: 6, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0