Ngô Đức Thế Ryan – 2021-01-05 11:35:05
TẠP CHÍ KHOA HỌC: OPEN ACCESS hay Non-OPEN ACCESS?
Các tạp chí OPEN ACCESS (OA) gần đây xuất hiện ngày càng nhiều và đang trở thành xu hướng của tương lai vì nó cho phép người đọc không bị mất tiền để có thể đọc được các kết quả khoa học (khác với tạp chí truyền thống, NON-OPEN ACCESS mà ở đó người đọc phải trả tiền để có thể đọc được bài báo). Nhưng OA đi kèm với việc tác giả công trình phải tốn tiền trả phí OA (không hề nhỏ đối với các tác giả ở nước nghèo như Việt Nam). Sự xuất hiện ngày càng nhiều tin tức về OA, tiền chém OA (ví dụ như gần đây Duong Tu có bài viết tường thuật các tạp chí của Nature thu phí OA “cắt cổ”: https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/380473999866105/) có thể khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng giờ thì các nhà nghiên cứu muốn đăng bài trên tạp chí là cứ phải trả tiền. Bài này có chút lý giải về điều này: “không hoàn toàn là cứ phải mất tiền mới đăng báo”.
Có một thực tế là, hiện giờ có rất nhiều tạp chí chỉ có một option xuất bản duy nhất là: OA – có nghĩa là bài nào khi được chấp nhận đăng và để đăng lên thì phải trả tiền (ví dụ như các tạp chí của MDPI, Frontier hay thậm chí một số tạp chí của hệ Nature danh tiếng như Scientific Reports, Nature Communications, .. và phí này không hề rẻ). Và hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu từ Việt Nam cũng rất hào phóng mở hầu bao để đăng các tạp chí này – với lý do: xuất bản mở, xuất bản nhanh (MDPI có tốc độ phản biện rất nhanh).
Thế nhưng trên thực tế vẫn có rất rất nhiều các nhà xuất bản, các tạp chí có chất lượng rất cao vẫn duy trì cách thức truyền thống: tức là không bắt buộc bài báo phải OA và tác giả có thể chọn cách xuất bản theo truyền thống (tức là bài báo không mở với mọi người đọc). Cách xuất bản này tác giả hoàn toàn không tốn một xu tiền phí nào (free ở rất rất nhiều tạp chí). Có thể kể đến rất nhiều nhà xuất bản danh tiếng vẫn theo đuổi xuất bản miễn phí với tác giả như: IOP Publishing (với các tạp chí Nanotechnology, Journal of Physics), APS, Elsevier (với đủ loại tạp chí – nhưng cũng có một số tạp chí của Elsevier chỉ có một option duy nhất là OA), Wiley (ví dụ như series tạp chí danh tiếng Advanced Materials,..), Springer.. Các nhà xuất bản (hay là tạp chí) này thường có phụ phí tính bản off-print (tức là tác giả sẽ nhận được bài báo in trên giấy đi kèm với bản online) – nhưng phí này cũng là optional và không bắt buộc.
Chẳng lẽ các nhà xuất bản/tạp chí này đi ngược với xu thế OPEN ACCESS? Không hoàn toàn vậy? OA của các tạp chí này là một tùy chọn optional của tác giả. Nếu tác giả muốn gold OA thì trả thêm phí OA để bài báo được hoàn toàn mở. Nhiều tạp chí trong số này có một “khuyến mại” cho người đọc là bài báo khi mới được đăng sẽ được mở miễn phí cho mọi người đọc trong một thời gian (ví dụ như vài tuần tới một vài tháng) và sau đó sẽ đóng lại. Kiểu này gọi là silver OA – và tác giả cũng không phải mất thêm phí cho kiểu OA này.
Hiện nay ở các nước UK, EU thì các bài báo được sponsor bởi public funding đều phải bắt buộc thực hiện gold OA – và funding sponsor sẽ trả tiền OA (tôi không chắc chắn với Mỹ, Nhật, Úc – nhưng hình như cũng tương tự??). Tuy nhiên, với Việt Nam thì hoàn toàn không có quy đinh bắt buộc OA. Tức là đây là lựa chọn của tác giả bài báo khi muốn bài báo của mình được mở cho người đọc.
Quan điểm cá nhân của tôi thì: hãy mở bài báo cho người đọc vì sự chia sẻ tri thức khoa học trong bài báo chứ không phải vì để bài báo được đăng. Và một khi tác giả thực sự muốn chia sẻ tri thức đó, anh ta sẽ có rất nhiều cách hợp pháp (và hợp với điều kiện kinh tế) để mở bài báo đó cho người đọc.
#journal #openaccess
Shared link: https://www.facebook.com/ducthe82.ngo/videos/10218144821482037/?idorvanity=324412235472282
Statistics:
Likes: 71, Shares: 15, Comments: 22
Like Reactions: 68, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0