Duong Tu – 2020-12-21 13:50:05
**TRANSLATION PLAGIARISM** là hình thức đạo văn đang được quan tâm gần đây, đặc biệt sau khi Michael V. Dougherty, giáo sư triết học tại Ohio Dominican University (https://www.ohiodominican.edu/academics/faculty-staff/faculty-profiles/michael-dougherty) vừa công bố một bài báo trên tạp chí Theoria và xuất bản một cuốn sách về các hình thức đạo văn, trong đó có riêng một chương bàn về chủ đề translation plagiarism.
Bài báo “**The Corruption of Philosophical Communication by Translation Plagiarism**” của Dougherty công bố tháng 6/2019 trên tạp chí Theoria: [https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/theo.12188](https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/theo.12188)
Cuốn sách “**Disguised Academic Plagiarism**” vừa xuất bản tháng 7/2020, trong đó toàn bộ Chapter 2 trình bày về translation plagiarism: [https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-46711-1_2](https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-46711-1_2)
Bài báo và chương sách của Dougherty phân tích trường hợp translation plagiarism của Peter J. Schulz, giáo sư ngành truyền thông tại Đại học Lugano, Thụy Sĩ: [https://search.usi.ch/en/people/9494d34ce54c85d6c4258adca3d18706/schulz-peter-johannes](https://search.usi.ch/en/people/9494d34ce54c85d6c4258adca3d18706/schulz-peter-johannes)
Diễn biến vụ việc này khá ly kỳ mà tôi sẽ trình bày sau đây. Nhưng trước hết, hãy tìm hiểu thêm một chút về translation plagiarism.
***
Translation plagiarism được M. V. Dougherty định nghĩa là “***việc chuyển ngữ một tài liệu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác với ý đồ cố tình che giấu nguồn gốc của tài liệu đó***” (“the conversion of text from one language to another with the intention of hiding its origin”): [https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-46711-1_2](https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-46711-1_2)
Trong tài liệu vừa dẫn, Dougherty phân tích một vài đặc điểm của translation plagiarism như sau:
– Những trường hợp đạo văn dạng này dễ dàng qua mắt các chuyên gia bình duyệt, ban biên tập các tạp chí và cả những độc giả cẩn thận nhất. Việc phát hiện translation plagiarism, chẳng hạn bằng các phần mềm kiểm tra đạo văn, cũng rất khó. Một số phần mềm kiểm tra đạo văn đã bổ sung tính năng phát hiện đạo văn thông qua dịch thuật, chẳng hạn như Turnitin: https://help.turnitin.com/feedback-studio/turnitin-website/administrator/customizing-account-settings/enabling-translated-matching.htm. Tuy nhiên, tính năng này của các phần mềm chưa đủ mạnh, nên dễ dàng để lọt lướt đa số trường hợp translation plagiarism.
– Translation plagiarism càng khó bị phát hiện hơn khi tác giả dịch tài liệu từ một ngành này rồi công bố bằng ngôn ngữ khác trên tạp chí thuộc ngành khác, bởi có rất ít độc giả thông thạo nhiều chuyên ngành và nhiều ngôn ngữ cùng lúc.
– Có thể phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau, translation plagiarism mới bị phát hiện. Trong thời gian đó, tài liệu đạo văn có thể đã được trích dẫn nhiều lần, gây ô nhiễm kho tài liệu khoa học.
– Việc chỉ ra bằng chứng translation plagiarism cũng không đơn giản. Hơn nữa, có rất ít diễn đàn để đưa những vụ việc này ra ánh sáng.
*
Sẽ có người hỏi liệu có trường hợp nào mà việc dịch một bài báo đã công bố trên một tạp chí để đăng lại trên một tạp chí khác có thể được chấp nhận hay không? Câu trả lời là có, nhưng kèm theo rất nhiều điều kiện chặt chẽ để đảm bảo sự minh bạch và liêm chính của hoạt động xuất bản khoa học.
Thật vậy, theo hướng dẫn của Ủy ban Quốc tế các Biên tập viên Y khoa (ICMJE), hành động như vậy được xếp vào nhóm gọi là công bố thứ cấp (secondary publication), có thể được chấp nhận với mục đích chuyển tải thông tin quan trọng (chẳng hạn các hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chính phủ hoặc các hiệp hội khoa học) tới đông đảo độc giả hơn, nhưng phải thỏa mãn những điều kiện sau: [http://www.icmje.org/recommendations/browse/publishing-and-editorial-issues/overlapping-publications.html](http://www.icmje.org/recommendations/browse/publishing-and-editorial-issues/overlapping-publications.html)
1. Tác giả phải nhận được sự đồng ý từ ban biên tập của cả hai tạp chí.
1. Phải tôn trọng quyền ưu tiên của tạp chí công bố đầu tiên bằng cách chờ một thời gian mới được công bố trên tạp chí thứ hai, theo thỏa thuận cụ thể giữa hai ban biên tập và các tác giả công trình.
1. Bài báo công bố trên tạp chí thứ hai phải hướng tới đối tượng độc giả khác đối tượng độc giả của tạp chí đầu; có thể chỉ cần công bố phiên bản rút gọn trên tạp chí thứ hai.
1. Phiên bản thứ cấp phải thể hiện trung thực tác giả công trình, dữ liệu và diễn giải bài báo gốc.
1. Phiên bản thứ cấp phải thông báo rõ ràng cho độc giả, đồng nghiệp và các cơ quan lưu trữ (như các thư viện) rằng công trình đã được công bố toàn bộ hay một phần ở nơi khác, và phải trích dẫn bản gốc.
1. Tiêu đề của phiên bản thứ cấp phải nói rõ đây là công bố thứ cấp (đăng lại toàn bộ hay một phần hoặc là bản dịch) của tài liệu gốc. Lưu ý rằng một số tổ chức như Thư viện Quốc gia Y khoa Mỹ (National Library of Medicine) không trích dẫn hay đánh chỉ mục bản dịch nếu bản gốc đã được công bố trên một tạp chí nằm trong chỉ mục của thư viện.
*
Ủy ban Đạo đức Xuất bản (COPE) cũng trình bày một số trường hợp translation plagiarism với khuyến cáo chung cho ban biên tập các tạp chí là rút bài báo và có thể thông báo hành vi gian lận tới cơ quan làm việc của tác giả đạo văn:
[https://publicationethics.org/case/dual-publication-1](https://publicationethics.org/case/dual-publication-1)
[https://publicationethics.org/case/plagiarism-3](https://publicationethics.org/case/plagiarism-3)
***
Quay trở lại vụ việc ly kỳ mà tôi vừa nhắc ở trên. Diễn biến vụ việc này như sau.
Tháng 11/2018, Dougherty gửi một bản thảo tới tạp chí Studies in Communication Sciences, trong đó phân tích và chỉ rõ bài báo “Rationality as a Condition for Intercultural Understanding” của Peter J. Schulz công bố năm 2001 trên tạp chí này đã phạm lỗi translation plagiarism, đạo văn của nhiều tác giả khác.
Trước đó, Peter J. Schulz từng bị các tạp chí rút 4 bài báo khác liên quan đến lỗi đạo văn: https://dailynous.com/2018/01/15/peter-j-schulz-plagiarizes-caught-philosophy-class/
Lưu ý rằng vào năm 2001, Peter J. Schulz là Biên tập viên Điều hành (Executive Editor) của chính tạp chí Studies in Communication Sciences. Tạp chí này lại được đồng tài trợ bởi Đại học Lugano, nơi Peter J. Schulz làm giáo sư.
Đầu năm 2019, bản thảo bị Studies in Communication Sciences từ chối ngay mà không được gửi đi bình duyệt với lý do nội dung bài báo không phù hợp với chủ đề của tạp chí (“While the topic of the article is timely and interesting, it does not fit the scope of the journal”): https://dailynous.com/2019/10/01/translation-plagiarism-philosophy/
Dougherty gửi bản thảo cho một tạp chí khác là Theoria và được chấp nhận công bố vào tháng 6/2019: [https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/theo.12188](https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/theo.12188)
Sau khi bài báo được công bố, Dougherty gửi thư cho Ban biên tập tạp chí Studies in Communication Sciences đề nghị rút bài báo của Peter J. Schulz vì (1) nghi vấn đạo văn thông qua bản dịch, và (2) nghi vấn hành vi sai trái của biên tập viên (do Peter J. Schulz là Biên tập viên Điều hành của Studies in Communication Sciences vào thời điểm bài báo của ông này được công bố).
Đến cuối tháng 8/2019, Ban biên tập tạp chí Studies in Communication Sciences quyết định rút bài báo của Peter J. Schulz. Bản điện tử của bài báo bị gỡ bỏ và thay bằng một thông báo ngắn “This article was retracted due to translation plagiarism”: [https://www.e-periodica.ch/digbib/view?pid=sco-003:2001:1#632](https://www.e-periodica.ch/digbib/view?pid=sco-003%3A2001%3A1#632)
Tiếp theo động thái Studies in Communication Sciences rút bài báo của Peter J. Schulz, Ban biên tập tạp chí Theoria (nơi công bố bài báo của Dougherty) đưa thông báo về việc này như sau: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/theo.12213
> “**Further developments after Professor Dougherty’s recent article in Theoria**
> In his article “The Corruption of Philosophical Communication by Translation Plagiarism” in Theoria 85:219–246, professor M.V. Dougherty discussed suspected translation plagiarism in the article “Rationality as a Condition for Intercultural Understanding”, which was published in Studies in Communication Sciences in 2001. Professor Dougherty’s article was first published on June 13, 2019. Readers may be interested to know that on August 29, 2019, the editors of Studies in Communication Sciences published a notice stating that they have now retracted the article in question due to translation plagiarism.”
Đến tháng 7/2020, Dougherty bổ sung thêm nội dung bài báo đã công bố trên Theoria và xuất bản thành một chapter trong cuốn “Disguised Academic Plagiarism” như đã biết.
Shared link: https://publicationethics.org/case/dual-publication-1
Statistics:
Likes: 166, Shares: 38, Comments: 25
Like Reactions: 154, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 10, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0