Chính Trực – 2020-10-30 05:46:52
XẾP HẠNG ĐẠI HỌC
Nhân sự kiện THE công bố bảng xếp hạng 2021 trong đó có 3 Đại học của VN, tôi xin chia sẻ một vài phân tích cá nhân về 4 bảng xếp hạng có tên các trường VN: THE, QS, AWRU, và US News (USN).
Dĩ nhiên, xếp hạng đại học là vấn đề tranh cãi, nên tôi không đặt vấn đề bảng nào chính xác hơn, nên hay không nên công nhận các bảng xếp hạng. Mỗi bảng mỗi bộ tiêu chí, ai muốn tìm đại học theo tiêu chí của mình thì có thể chọn bảng có bộ tiêu chí phù hợp, hoặc tự ra bảng xếp hạng theo bộ tiêu chí của mình. Tôi xin phép đặt vấn đề: bảng nào có thể dùng chiêu trò, thủ thuật để vào được.
Bảng AWRU là bảng dễ qua mặt nhất, không phải vì nó là bảng của TQ, mà vì Methodology của họ có vấn đề. Trong mô tả Methodology của bảng này, họ xác định top journals, top conferences, và top awards. Việc xác định này theo tôi là tin cậy, vì họ lấy ý kiến của các giáo sư ở 100 trường top thế giới. Tuy nhiên, vấn đề của bảng này là sử dụng tiêu chí về giải Nobel, giải Fields, nhưng lại xếp hạng cả những trường không có các giải này. Khi đã tuyên bố tiêu chí vậy, thì họ chỉ nên xếp hạng các trường đã từng có top awards như Nobel, Fields. Tương tự vậy, họ nói dùng tiêu chí top journals, nhưng lại cho cả những trường không có bài top journals vào bảng xếp hạng. Câu hỏi đặt ra, vậy tiêu chí của AWRU cho các trường không có top journals, không có top awards là gì. Tôi không tìm được câu trả lời trong trang web AWRU, nhưng ở Wiki thì có thấy là họ đếm bài và đếm trích dẫn. Đây chính là kẽ hở để các trường sử dụng thủ thuật mua bán địa chỉ tác giả để vào bảng AWRU ở phân khúc từ 500-1000, còn ở phân khúc 1-500 dĩ nhiên là khó dùng thủ thuật, và khó chen vào, vì ở phân khúc này phải thỏa tiêu chí chính thức của AWRU, vd phải có top awards.
Bảng USN có minh bạch hơn là họ công khai tiêu chí Publications (10%) là đếm bài theo affiliations, nên hai năm rõ mười là bảng này hỗ trợ mua bán địa chỉ trên báo. Bộ tiêu chí của bảng USN có khá hơn bảng AWRU là chấm Research Reputation. Tuy nhiên cách chấm reputation của họ lại có vấn đề, có thể qua mặt được. Họ không lấy ý kiến ngẫu nhiên của các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới như bảng THE và QS, mà họ lấy ý kiến từ những tác giả đã có bài báo trong cơ sở dữ liệu Clarivate. Tức là, khi cần chấm reputation của 1 trường A, họ sẽ chọn 1 tác giả đã xuất bản với địa chỉ trường A, để cho ng đó chấm về trường A.
Các bảng QS là rất khó qua mặt. Cả 2 bảng này đều chấm điểm academic reputation bằng cách lấy ý kiến ngẫu nhiên của các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Ở tiêu chí này, các con số về sản lượng và trích dẫn trở nên vô nghĩa. Bắt buộc cán bộ cơ hữu của trường phải có uy tín với cộng đồng chuyên môn quốc tế thì mới lấy được điểm này. Bảng QS cá biệt chấm tới 40% cho Academic Reputation. Nên không khó hiểu khi trường-mà-ai-cũng-biết-là-trường-đó không thể xuất hiện ở World Rankings của QS và THE. Rõ ràng, cán bộ giảng viên đa phần là tiến sỹ bổ túc, vừa học vừa làm, thì uy tín trong nước cũng không có, làm sao lấy được điểm reputation của THE và QS.
Không chỉ reputation, các bảng QS và THE còn có các tiêu khí rất khó lấy điểm. Ví dụ, bảng THE có tiêu chí Doctorates-awarded-to-academic-staff ratio. Các cán bộ cơ hữu còn đang làm tiến sỹ bổ túc, vừa học vừa làm thì không thể có nghiên cứu sinh lấy được điểm này. Hoặc bảng QS có tiêu chí Citations per faculty, chỉ áp dụng cho cán bộ cơ hữu (faculty), nên có mua bao nhiêu địa chỉ của người không phải cơ hữu của trường thì cũng không lấy được điểm này.
Kết luận, các bảng THE và QS là rất khó vào, vì đòi hỏi phải đầu tư và có thực chất. Các bảng AWRU và USN chỉ cần tăng lượng affiliations trên báo là có thể vào phân khúc top 500-1000, không cần thực chất. Nên không có gì ngạc nhiên, khi trường-mà-ai-cũng-biết-là trường đó với lực lượng cán bộ cơ hữu đa phần là tiến sỹ bổ túc, vừa học vừa làm, uy tín trong nước còn không có, mà vẫn vào được các bảng AWRU và USN.
Statistics:
Likes: 98, Shares: 14, Comments: 45
Like Reactions: 94, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 2, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0