Nguyen An Khuong – 2020-10-29 03:07:55
Hôm qua, báo Thanh Niên vừa đăng bài với nhiều thông tin gây sốc (mà Minh Dang đã share trên LCKH https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/366933694553469/).
Hai bài báo này đã dẫn nhiều ý kiến nêu lên một cách chi tiết tình trạng có rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) ƯV GS, PGS của HĐ Ngành Y, Dược đã “chạy bài”, bỏ tiền ra để đăng hàng loạt bài báo trên các tạp chí “săn mồi” hoặc có chất lượng kém để đủ tiêu chuẩn thô về số lượng nhằm qua mặt HĐ ngành.
“Đơn tố cáo chỉ nói ƯV PGS ngành dược Tr. đăng bài ồ ạt trên các tạp chí kém chất lượng ở Pakistan hoặc Ấn Độ. Tôi và một nhà khoa học người VN ở Mỹ cùng kiểm tra thì thấy, ƯV này gần như “thầu” toàn bộ bài các số báo phụ bản trên 3 số chuyên đề của 3 tạp chí. Cụ thể, tạp chí Journal of the Pakistan Medical Association, tập 69, số 6 (tháng 6.2019) có 18 bài, tác giả Tr. vừa là biên tập viên vừa đứng tên 17 bài, trong đó có 15 bài ƯV này là tác giả đầu mối (corresponding author).
Tạp chí Journal of Clinical and Diagnostic Research, số bổ sung tháng 6, tập 12, năm 2018, Tr. là đồng tác giả 17/18 bài, trong đó 16/18 bài ƯV này đóng vai trò tác giả đầu mối.
Tạp chí Asian Journal of Pharmaceutics, số đặc biệt 01, tập 12 (2018), Tr. có 12/13 bài, trong đó 9 bài Tr. là tác giả đầu mối”.
Tiến sĩ Đăng còn cho biết thêm, tạp chí Asian Journal of Pharmaceutics đã bị loại khỏi danh mục Scopus từ năm 2018 với lý do “quan ngại về quy trình xuất bản”, tuy nhiên trên trang web của tạp chí này vẫn để thông tin nằm trong danh mục Scopus.
Tạp chí Journal of Clinical and Diagnostic Research cũng bị loại khỏi danh mục Scopus cùng năm 2018 với lý do có sự đột biến về số lượng bài công bố hoặc trích dẫn.”
Đặc biệt, Thanh Niên còn đưa thông tin về mức độ “trắng trợn” của việc “chạy bài” khi mà một ƯV PGS ngành dược lên FB hỏi tìm tạp chí trong danh mục ESCI/Scopus để đăng bài báo trong vòng 2-3 tuần và chi phí đăng bài trên các tạp chí này: https://thanhnien.vn/giao-duc/cac-hoi-dong-y-duoc-moi-giao-su-tu-tham-dinh-ho-so-ung-vien-hop-cung-1297748.html.
Sáng nay, báo Thanh Niên đăng tiếp bài thứ ba của chị QH, trong đó nêu nhiều ý kiến phân tích chất lượng chuyên môn của bản thân các thành viên của các HĐ ngành Y, Dược, là những người chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất của quá trình xét công nhận các UV GS, PGS: https://thanhnien.vn/giao-duc/xet-giao-su-pho-giao-su-vi-sao-lot-luoi-nhieu-ung-vien-khong-dat-yeu-cau-1297827.html
Bài báo nêu lên một thực trạng đáng báo động và lý giải cho ta thấy nguyên nhân chính cho việc người ta tố cáo HĐ để lọt lưới đến gần 80% số lượng ƯV kém: bản thân hầu hết các thành viên HĐ ngành Y, Dược cũng có thành tích rất kém so với tiêu chuẩn đặt ra, và thậm chí “một số thành viên HĐ là đồng tác giả với các ứng viên bị nghi “chạy bài”, xuất bản bài ồ ạt để đối phó với các tiêu chuẩn xét GS/PGS, ngay trong những bài được cho là không đạt yêu cầu về bài báo quốc tế uy tín.”
“Một nhà khoa học trong nước sau khi tự kiểm tra hồ sơ của 15 thành viên HĐGS ngành y học (được công khai trên trang chính thức của HĐGSNN) đã nhận xét: “Nếu tính những bài báo quốc tế mà thành viên HĐ là tác giả chính hay tác giả liên hệ, có 7 vị không có một bài nào, 1 vị không tìm thấy thông tin (dù hồ sơ khai có 13 bài), có 4 vị có 1 bài, 2 vị có mỗi người 3 bài, 1 vị có 5 bài”.
Một nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài cũng chia sẻ sau khi “đếm” số bài báo quốc tế của các thành viên HĐGS ngành dược: “Mặc dù tôi không kỳ vọng, nhưng không thể ngờ số lượng bài báo quốc tế của họ tệ đến thế!”.
Theo nhà khoa học này, theo yêu cầu, nếu chỉ tính bài báo mà thành viên HĐ là tác giả chính thì có 3/7 người của HĐ ngành dược không đạt tiêu chuẩn, có 2 GS có bài trên tạp chí/nhà xuất bản chất lượng thấp, 2 GS còn lại khá hơn nhưng vẫn rất ít bài mà mình là tác giả chính.”
Từ thực trạng kém về cả mặt chuyên môn, lẫn liêm chính KH như nói trên, bài báo dẫn lời nhiều nhà khoa học đưa ra đề xuất cần thay đổi cơ chế xét duyệt GS/PGS, cơ chế chọn thành viên HĐ, vì nếu vẫn duy trì mô hình xét GS/PGS như hiện nay (thông qua HĐGSNN), thì khó đảm bảo công bằng và chất lượng:
“muốn việc xét có chất lượng thì trước hết phải có HĐ có chất lượng mà trong đó thành tích khoa học của các thành viên HĐ là yếu tố cần. Bởi nếu không thực sự có kinh nghiệm công bố quốc tế, các thành viên HĐ chỉ có thể xét theo kiểu đếm số bài, rồi thấy bài ở tạp chí vội đánh giá cao mà không biết thực tế trong thị trường xuất bản quốc tế hiện nay.”
Shared link: https://thanhnien.vn/giao-duc/cac-hoi-dong-y-duoc-moi-giao-su-tu-tham-dinh-ho-so-ung-vien-hop-cung-1297748.html
Statistics:
Likes: 99, Shares: 24, Comments: 17
Like Reactions: 79, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 4, Love Reactions: 1, Sad Reactions: 14, Angry Reactions: 0