Anh Ngoc Nguyen – 2020-10-24 08:05:19
Bên Diễn đàn Con đường nào cho Việt Nam, có một số thảo luận về cách tranh luận như thế nào. Mình share lại để mọi người tham khảo. Cá nhân mình thấy học được nhiều điều từ các thảo luận này.
==================
TRANH LUẬN THẾ NÀO?
Sắp tới group sẽ tổ chức tranh luận online, nên việc xây dựng 1 quy tắc tranh luận là cần thiết, coi như là nền tảng để các bên tham gia và người điều phối có căn cứ để xử lý các tình huống xảy ra trong tranh luận. Người hóng cũng có căn cứ để đánh giá đúng sai. Quy tắc của group cũng đã viết sơ qua về vấn đề này, nhưng stt này sẽ cụ thể hơn.
Để tranh luận văn minh thì thái độ hòa nhã là điều kiện tiên quyết, nhưng cái phức tạp nhất là các bên phải phân định được đâu là sự việc (fact) và quan điểm (opinion). Sự đúng hay sai chỉ có thể căn cứ vào fact, còn opinion thì không có đúng hay sai. Nhưng người Việt thường không thể phân định được đâu là fact, đâu là opinion, do không được giáo dục đầy đủ để phân định, thậm chí bị nhồi sọ để lẫn lộn giữa 2 khái niệm này.
Fact là những sự việc đã xảy ra, căn cứ vào bằng chứng lịch sử và lý lẽ. Fact có thể đúng đổi thành sai hoặc ngược lại tùy theo bằng chứng mà mỗi bên đưa ra hoặc tùy theo từng hệ quy chiếu. Nhưng dù sao thì tranh luận dựa trên fact vẫn dễ phân định đúng sai hơn vì là thuần lý tính.
Ví dụ về fact: Không thể cãi rằng 1+1=3 rồi vu cho đó là quan điểm cá nhân cần được tôn trọng. Tương tự vậy, khoa học dễ dàng chứng minh là cậu bé Lê Văn Tám không thể tự tẩm xăng đốt thân mình rồi chạy xuyên qua các trạm gác để lao vào đốt được kho xăng quân đội. Xác người không thể bịt được bịt được đạn từ súng tiểu liên, trung liên, thân người không thể chèn được khẩu pháo đang lao dốc, không thể mở cửa tháp pháo xe tăng từ bên ngoài để quăng lựu đạn vào…Hoặc khả năng đó là cực thấp, coi như bằng không.
Đó là phân tích, phản biện dựa vào khoa học để chứng minh luận điểm (bằng chứng) của đối phương đưa ra là bịa đặt, vô lý.
Còn opinion, đó là quan điểm cá nhân của mỗi người, nó không được dùng để tranh luận, vì không có căn cứ lý tính để phân định. Quan điểm thì hay dựa vào cảm tính, tình cảm, ý thức hệ, niềm tin tôn giáo…
Opinion được nêu ra cho vui, không được dùng là căn cứ để tranh luận. Ví dụ:
– Em thần tượng bác Hồ, bác Giáp vì các bác ấy lãnh đạo đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập cho nước nhà.
OK, đó là opinion, miễn tranh luận. Nhưng nếu căn cứ vào câu trên để suy ra bác Hồ, bác Giáp là người tốt, không thể làm gì sai, không có trách nhiệm gì với cái chết của hàng ngàn người trong CCRĐ…thì là ngụy biện, sai về fact, không thể chấp nhận. Đáng tiếc là những ný nuộn dạng này gặp vô số ở người Việt, nhất là với bò đỏ.
Tương tự vậy, nếu nói: Tôi yêu cụ Diệm, vì cụ ấy thanh liêm chính trực, chống thực dân, khai sinh ra nước VNCH,
OK, đó là quan điểm, miễn tranh luận. Nhưng nếu dựa vào tình cảm đó để cho rằng ông Diệm không đàn áp Phật giáo, không gian lận phiếu khi phế truất Bảo Đại, thì là sai về fact.
Các trường hợp bị ad, mod đá ra do ngu là đều phải dựa vào fact, không dựa trên quan điểm. Nên nhớ, đánh giá bằng fact là căn cứ vào abc, tài liệu xyz để suy ra luận điểm của ông A là sai. Ông A nhất định không công nhận, thì là ngu, sẽ bị đá ra. Ad, mod nhất quyết không bao giờ đánh giá thành viên ngu dựa theo việc dán nhãn, vì ông là bò đỏ, bò vàng suy ra ông ngu, thì là việc suy diễn sai nguyên tắc.
Ad, mod đều là những người đủ kiến thức nền để đánh giá như trên. Khi họ đã quyết định thì không nên bàn cãi, ai thấy không phục thì có thể đi ra. Ad, mod làm việc không lương, mục đích tối hậu cũng chỉ vì sự phát triển của nhóm, vì sự hiểu biết của cộng đồng, chứ không có mưu lợi cá nhân gì hết, nên đừng có ai oán trách, vô ích.
Quay về việc tranh luận sắp tới. Vì nhóm quản trị dự tính trước là sẽ có xung đột trong tranh luận như đã kể trên, nên người điều phối sẽ phải là 1 mod hoặc ad tùy đề tài. Người điều phối sẽ như quan tòa, sẽ ngồi xem 2 bên tranh luận. Nếu 1 bên vi phạm quy tắc đã nhắc bên trên, phạm vào đả kích cá nhân, ngụy biện thì người điều phối sẽ nhắc nhở, cảnh báo hoặc đề nghị người đó edit cmt vi phạm. Nếu người vi phạm không chỉnh sửa thì người điều phối sẽ xóa cmt đó. Việc đó nếu tái diễn nhiều lần, trên 5 lần, thì người điều phối có quyền chấm dứt tranh luận (có thể đánh giá chung với nhóm quản trị).
Song song với việc tranh luận, các thành viên khác có thể theo dõi và đánh giá luận điểm của 2 bên trong 1 stt khác. Các thành viên coi như “hội thẩm nhân dân” sẽ cho ý kiến. Người điều phối có thể tham khảo để quyết định trong việc can thiệp vào nội dung tranh luận.
Thắng hay thua trong tranh luận không phụ thuộc vào 1 bên tự nhận thua hay thắng, mà hoàn toàn khách quan, do các thành viên và người điều phối đánh giá. Cũng có trường hợp chưa thể ngã ngũ do chưa bên nào có đủ lý lẽ thuyết phục. Giống như ra tòa mà bị can nhận tội không có nghĩa là bị can có tội, vẫn phải chứng minh bằng nhân chứng, vật chứng, lý lẽ.
Mình dự là với các đề tài nhạy cảm chính trị và lịch sử thì việc phải can thiệp là cao để giữ không khí ôn hòa cho nhóm. Hi vọng là các bên tham gia có đủ trí tuệ và sự nhã nhặn để người điều phối không phải làm gì cả.
Statistics:
Likes: 21, Shares: 0, Comments: 1
Like Reactions: 18, Haha Reactions: 3, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 0, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0