Duong Tu – 2020-09-19 00:17:25
TỰ ĐÀO TẠO VỀ LIÊM CHÍNH VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CITI
Ở nhiều trường đại học tại Mỹ, tất cả sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà nghiên cứu, giáo sư phải hoàn thành một khóa học bắt buộc về liêm chính và đạo đức nghiên cứu với tên gọi Responsible Conduct of Research (RCR).
Đây là khóa tự đào tạo trực tuyến thông qua một platform chung là Collaborative Institutional Training Initiative (CITI) với sự tham gia của hàng ngàn trường đại học, các hiệp hội, cơ quan chính phủ, các tổ chức thương mại không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Danh sách các tổ chức tham gia CITI: https://about.citiprogram.org/en/subscribing-organizations
CITI ra đời năm 2000 với khóa học đầu tiên tập trung vào khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu y sinh tiến hành trên người, sau đó mở rộng sang các nghiên cứu về xã hội học và hành vi. Hiện tại, CITI cung cấp 137 khóa học khác nhau về rất nhiều chủ đề: Conflicts of Interest, Research Study Design, Essentials of Statistical Analysis, Animal Care and Use, Bioethics, Biosafety and Biosecurity, Clinical Research Coordinator, Good Clinical Practice, Information Privacy and Security, Disaster Planning, Responsible Conduct of Research.
Danh sách các khóa học của CITI:
https://about.citiprogram.org/en/courses
https://about.citiprogram.org/wp-content/uploads/2019/10/content-overview.pdf
***
Một khóa học Responsible Conduct of Research điển hình thường bao gồm các nội dung bắt buộc sau đây (Hình 1):
Authorship
Collaborative Research
Conflicts of Interest
Data Management
Peer Review
Research Misconduct
Mentoring
Research Involving Human Subjects
Using Animal Subjects in Research
Plagiarism
Ngoài các nội dung bắt buộc kể trên, một số nội dung tự chọn bao gồm:
Reproducibility of Research Results
Communicating with the Public
Presentation of Research Findings
Với lĩnh vực khoa học xã hội, một khóa học thông thường bao gồm các module sau (Hình 2):
Belmont Report and Its Principles
Conflicts of Interest in Human Subjects Research
History and Ethical Principles
Defining Research with Human Subjects
The Federal Regulations
Assessing Risk
Informed Consent
Privacy and Confidentiality
Research with Prisoners
Research with Children
Research in Public Elementary and Secondary Schools
International Research
Internet-Based Research
Research and HIPAA Privacy Protections
Vulnerable Subjects – Research Involving Workers/Employees
Informed Consent and Incidental Findings in Research with Human Subjects
Mỗi module bao gồm mục tiêu học tập, hướng dẫn, giải thích, các case study, video tình huống và cuối cùng là một số câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian để hoàn thành mỗi module khoảng 30 phút.
Các bạn có thể đăng ký một tài khoản để học thử. CITI không đòi hỏi phải dùng email của trường đại học và không phải xác thực địa chỉ nên ai đăng ký cũng được.
Các trường đại học có thể mua bản quyền trọn gói các khóa học này, khoảng $4.000 – $5.000 mỗi năm, để mọi sinh viên và giảng viên của trường có thể truy cập miễn phí.
Rất tiếc, do quy định về Copyright của CITI nên tôi không thể copy nội dung một số module làm ví dụ minh họa cho bài viết được.
***
Ở đây, tôi chỉ lấy ví dụ một số tình huống và câu hỏi trắc nghiệm để các bạn tham khảo và thảo luận. Nếu các bạn trả lời dễ dàng những câu hỏi dưới đây, khóa học của CITI có thể không cần thiết. Nếu việc trả lời các câu hỏi này đòi hỏi nhiều thời gian suy nghĩ hoặc các bạn không chắc chắn về đáp án, các khóa học của CITI là dành cho bạn.
TÌNH HUỐNG
Tình huống 1: Tiến sĩ A đang tiến hành một dự án nghiên cứu tại một đại học. Dự án được tài trợ bởi một doanh nghiệp tư nhân, liên quan đến việc đánh giá một sản phẩm mà doanh nghiệp này đang phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mời tiến sĩ A làm tư vấn có trả phí cho một dự án khác.
– Nếu tiến sĩ A chấp nhận làm tư vấn cho doanh nghiệp, điều này có tạo ra xung đột lợi ích (conflict of interest) hay không?
– Tiến sĩ A cần làm gì trước khi chấp nhận lời mời làm tư vấn của doanh nghiệp?
– Đâu là cách để kiểm soát xung đột lợi ích trong trường hợp này?
Tình huống 2: Sinh viên B được giáo sư hướng dẫn là tiến sĩ A đề nghị làm việc bán thời gian cho doanh nghiệp start-up của tiến sĩ A. B hiện đang là sinh viên toàn thời gian và làm việc với tư cách trợ lý nghiên cứu cho tiến sĩ A.
– Nếu sinh viên B chấp nhận vị trí làm việc bán thời gian cho tiến sĩ A, điều này có bị xem là xung đột về cam kết (conflict of commitment) hay không?
– Tiến sĩ A có xung đột lợi ích trong trường hợp này không?
– Nếu tiến sĩ A phải báo cáo về xung đột lợt ích, việc này có giúp sinh viên B được miễn trừ trách nhiệm thông báo xung đột về cam kết với trường đại học hay không?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
a) Trong các lĩnh vực nghiên cứu, các tác giả được liệt kê tên trong bài báo theo thứ tự bảng chữ cái.
b) Trong các lĩnh vực nghiên cứu, các tác giả được liệt kê tên trong bài báo theo thâm niên.
c) Các tạp chí không cho phép một học viên/nghiên cứu sinh là tác giả bài báo.
d) Quy ước ai được phép là tác giả bài báo và các tác giả được liệt kê tên theo thứ tự nào khác nhau trong từng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực nghiên cứu.
Câu hỏi 2: Đâu là trách nhiệm của tác giả bài báo?
a) Trao đổi, liên lạc với biên tập viên tạp chí.
b) Xác nhận dữ liệu được trình bày chính xác trong bài báo.
c) Tiến hành phân tích dữ liệu.
d) Trực tiếp theo dõi việc thu thập dữ liệu.
Câu hỏi 3: Phát biểu nào sau đây là đúng theo hướng dẫn của Ủy ban Quốc tế các Biên tập viên Y khoa (ICMJE – International Committee of Medical Journal Editors)?
a) Những cá nhân không thỏa mãn các tiêu chí để trở thành tác giả bài báo nhưng có đáng góp đáng kể thường được nhắc đến ở mục Ghi nhận/Cảm ơn.
b) Thực hiện các thao tác kỹ thuật của nghiên cứu là đủ để trở thành tác giả bài báo.
c) Tác giả đầu là người duy nhất chịu trách nhiệm công khai về nội dung bài báo.
d) Tìm nguồn tài trợ cho nghiên cứu là đủ tiêu chuẩn để trở thành tác giả bài báo.
Câu hỏi 4: Hành vi nào say đây bị xem là đạo văn?
a) Không báo cáo đầy đủ các điều kiện, chi tiết của nghiên cứu.
b) Trình bày dữ liệu chọn lọc để củng cố cho những kết quả chính của bài báo.
c) Trình bày ý tưởng hoặc ngôn từ của người khác và nhận đó là của mình.
d) Ghi tên một người làm tác giả bài báo mà người đó không đóng góp thực sự cho bài báo.
Câu hỏi 5: Trong hợp tác nghiên cứu, quyền sở hữu dữ liệu được xác định bởi yếu tố nào?
a) Nhóm nghiên cứu nào thuê được luật sư giỏi nhất.
b) Cá nhân nào thực hiện nhiều việc nhất trong dự án.
c) Loại và nguồn tài trợ cho dự án.
d) Các trưởng khoa tại nơi tiến hành nghiên cứu.
Câu hỏi 6: Phát biểu nào sau đây là đúng về các nghiên cứu được tài trợ bởi doanh nghiệp?
a) Nghiên cứu phải tiến hành tại các cơ sở của doanh nghiệp chứ không phải ở đại học.
b) Doanh nghiệp tài trợ không được phép xem xét, đánh giá dữ liệu.
c) Doanh nghiệp tài trợ phải nhường quyền sở hữu dữ liệu cho nhóm nghiên cứu.
d) Doanh nghiệp tài trợ có thể hạn chế quyền công bố các kết quả nghiên cứu.
Câu hỏi 7: Phát biểu nào sau đây mô tả chính xác nhất xung đột về cam kết (conflict of commitment)?
a) Để cho niềm tin cá nhân ảnh hưởng đến sự khách quan.
b) Các hoạt động bên ngoài ảnh hưởng đến nghĩa vụ với cơ quan chủ quản.
c) Nhà nghiên cứu chưa chắc chắn có gia hạn hợp đồng với cơ quan chủ quản hay không.
d) Nhà nghiên cứu thu được lợi ích tài chính từ nghiên cứu.
Câu hỏi 8: Chủ thể nào sau đây thường sở hữu kết quả nghiên cứu?
a) Cơ quan nhận tài trợ dự án từ chính phủ.
b) Học viên/nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của giáo sư.
c) Giáo sư làm việc trong một dự án nhận tài trợ từ chính phủ.
d) Kỹ thuật viên thu thập dữ liệu.
Câu hỏi 9: Đâu là cách căn bản để xác định một ý tưởng là kiến thức phổ quát?
a) Ý tưởng được nhắc đến trong bách khoa toàn thư.
b) Ý tưởng bao gồm con số hay dữ liệu cụ thể.
c) Độc giả và tác giả rất quen thuộc với ý tưởng.
d) Ý tưởng được dạy ở bậc tiểu hoặc hoặc trung học.
Câu hỏi 10: Sai phạm nào trong nghiên cứu xuất hiện khi một nhà nghiên cứu cố tình loại bỏ một vài dữ liệu từ bộ dữ liệu để cho ra kết luận lừa bịp?
a) Bóp méo dữ liệu (falsification)
b) Đạo văn
c) Truy cập trái phép
d) Ngụy tạo dữ liệu (fabrication)
*
Giữa tháng 10 tới đây, một số trường đại học ở Mỹ sẽ tổ chức một hội thảo trực tuyến về Responsible Conduct of Research. Các bạn sắp xếp được thời gian có thể đăng ký tham dự (miễn phí) để tham khảo thêm: https://publish.illinois.edu/responsibleresearchconference/agenda
Shared link: https://about.citiprogram.org/en/subscribing-organizations
Statistics:
Likes: 111, Shares: 24, Comments: 8
Like Reactions: 98, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 11, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0