Thai D. Nguyen – 2020-09-15 11:21:52
LIÊM CHÍNH KHOA HỌC KHÔNG PHẢI LÀ…
Thân chào quý Anh Chị:
Tôi vừa đọc bài của Chị Phuong Thao Nguyen và những phản hồi. Tôi đã gửi cảm nghĩ trên tường FB của mình và xin gửi lại đây để chia sẻ. Mong nhận được ý kiến để cùng học hỏi và tiến bộ chung.
Xin cám ơn & chào thân ái.
LIÊM CHÍNH KHOA HỌC KHÔNG PHẢI LÀ…
Thân chào quý Bạn:
Chị Phương Thảo, PGS, ĐH QT Tp HCM vừa gửi môt post lên “Liêm Chính Khoa Học”, và đã có những phản biện không phù hợp, theo thiền ý của mình. Xin đươc chia sẻ như sau.
Ai làm nghiên cứu khoa học ở trong nước đều tin những thực tế nhiều thử thách mà Chị Phương Thảo đang trải qua và hiểu những gì chị muốn chia sẻ, truyền đạt trong post dưới đây. Những ai đã từng làm việc ở những PTN tiêu chuẩn nước ngoài thì có thể băn khoăn, bứt xúc như tôi vì những bi kịch mà người làm khoa học trong nước phải chấp nhận để giữ nghề mình dầy công theo đuổi và yêu thích.
Bất kỳ chọn làm khoa học vì lý do gì, các nhà khoa học ở Viêt Nam đều phải có những nỗ lực khác thường, bền bỉ và hy sinh bản thân không giới hạn cho công việc. Ở các nước công nghiệp, khoa học là một nghề chuyên môn, có những quy trình và nguyên tắc làm việc rõ ràng. Người làm khoa học thường chuyên chú lo công việc thí nghiệm của mình ngày đêm, có kết quả đi hội thảo, viết báo cáo, viết đề xuất xin tài trợ. Công việc không thể ngừng nghỉ và luôn là những thử thách. Người thành công thì phải nỗ lực tiến lên, đi xa hơn; người không thành công thì kiếm cơ hội làm lại từ đầu hay đổi hướng. Họ có thể phải bôn ba, nhưng dù trong môi trường nào, họ luôn là chủ nhân của công việc mình, tự do và đươc tôn trọng trong chuyên môn của mình. Chung quanh họ là cả một hệ thống hỗ trợ từ giám đốc, trợ lý, giao tế, patent, tiếp liệu, bảo trì đến sửa chữa. Họ hoàn toàn được tin tưởng, hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để thành công. Đơn giản vì thành công của họ chính là thành công của trường và rộng hơn là của xã hội.
Công việc khoa học ở Viêt Nam ngày nay cũng có những đòi hỏi như thế: làm thí nghiệm, thu hoạch kết quả, viết bài đăng báo, xin tài trợ. Tuy nhiên bản chất và môi trường thì rất khác. Việc đầu tiên luôn là tiền đâu. Tài trợ xin từ thấp lên cao bắt đầu ở sở KHCN, các dự án địa phương, xin cấp Bộ, cấp nhà nước, Nafotas. Số tiền thường rất ít, nhưng mục tiêu tài trợ thường là phải có sản phẩm, và qui trình là gồm A đến Z. Tôi được đọc những đề xuất nghiên cứu có lý thuyết hoàn chỉnh và kế hoạch từng bước nghiêm túc, như một cuốn tiều thuyết đẹp. Khi nhận được tài trợ, tổ chức công việc thì các bi kịch bắt đầu. Người làm khoa học trong nước thay vì chủ động chuyên tâm cho công việc, họ phải chống đỡ với sự kiểm soát chặt chẽ về các báo cáo, chi tiêu. Họ bị chói tay bởi nhiều thủ tục phức tạp, rờm rà lấy đi khoảng thời gian giới hạn, tạo áp lực phải làm khẩn cấp để có kết quả đúng hạn và tốt đẹp như đề xuất.
Như Chị Phương Thảo chia sẻ, trong hoàn cảnh này con người phải mềm mỏng, tránh né, có khi không thề nói thật (cụ thể là nói dối?) để thoát khỏi những thủ tục, rào cản mà hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi thấy có điều kiện rất kỳ lạ là người nhận tài trợ phải ký bồi thường nếu không đạt kết quả làm theo quy trình liệt kê – dù họ cho biết là rất ít xẩy ra. Đây là những thử thách gây áp lực cả về vật chất lẫn tinh thần ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc. Tôi được thấy, dưới áp lực cho kịp ra trường, ứng viên ThS, TS dùng tiền riêng của mình hay gia đình mua hoá chất để làm đề tài. Khi tốt nghiệp, các nghiên cứu sinh lo luôn cả chi phí hội đồng. Ngồi hội đồng, nhận được 2 tờ 200K trong bì thư, tôi muốn khóc cho KH Việt Nam sao phải trong hoàn cảnh éo le như thế. Số tiền tham nhũng, các công trình phí phạm hàng tỷ đồng sao không để dành cho công việc giao dục và phát huy khoa học rất cần thiết và quan trọng này! Hậu quả là gì? Sản phẩm khoa học là một thực thể với những tiêu chuẩn chung toàn cầu không thay đổi. Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta không ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu Việt Nam không thể có những sản phẩm chất lượng khoa học cao.
Chia sẻ của Chị Phương Thảo về công việc phản ảnh thực tại khoa học trong nước hiện nay có nhiều điều bất cập khó khăn. Cần hiều, người làm khoa học có sức chịu đựng thử thách rất lớn, nhưng điều làm trì trệ tiến bộ của họ là những bứt xúc vì những chuyện không đạt tình, đạt lý trong tổ chức khoa học hiện nay. Mỗi chương trình nghiên cứu là một cuộc tình mà người làm khoa học sẵn sàng hy sinh, chia sẻ hạnh phúc. Xã hội cần hiều và trân trọng tinh yêu khoa học của họ.
Chúng ta không chấp nhận vy phạm liêm chính, nhưng cần nhìn nhận những thử thách mà các nhà khoa học Viêt Nam phải đối diện từng ngày trong công tác nghiên cứu trong nước. Trách nhiệm của nhà quản lý một trường, hay cơ quan tài trợ là sự cư xử xứng đáng với hy sinh và tình yêu đó. Nhà khoa học là những người có chuẩn mực, lý tưởng và liêm chính nhất trong xã hội. Hãy để họ tự do, tự chủ vả hỗ trợ họ mọi thứ có thể nếu chúng ta mong muốn một Viêt Nam tiến bộ văn minh vượt bực trong kỷ nguyên này.
Từ giải bầy của Chị Phương Thảo, và kinh nghiệm ở trong nước của mình, tôi xin rút ra một kết luận như vầy: Liêm chính trong công tác khoa học là không chấp nhận sự áp đặt luật lệ và cư xử phi lý; quyết đoán giải quyết mọi khó khăn để hoàn thành trọng trách đi tìm kiến thức và gía trị mới cho tiến bộ chung của xã hội.
Xin cám ơn Chị Phương Thảo. Thành tích khoa học của chị thật đáng ngưỡng mộ, chúc chị vượt khó với nhiều thành công. Cám ơn quý bạn lưu tâm. Sẽ hân hạnh nhận được ý kiến chia sẻ, phản hồi.
Post liên quan.
https://www.facebook.com/petertigr/posts/1077706212369312
https://www.facebook.com/petertigr/posts/813158615490741
https://www.facebook.com/petertigr/posts/1364410787032185
Statistics:
Likes: 73, Shares: 5, Comments: 25
Like Reactions: 62, Haha Reactions: 2, Wow Reactions: 1, Love Reactions: 6, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0