Minh Dang Doan – 2020-09-09 22:53:23
NHỮNG TRÒ GIẢ KHOA HỌC LÀ TINH VI VÀ KHÓ ĐIỀU TRA
Phòng chống dựa trên văn hóa trung thực
Chị Duong Vu có gửi một link bài báo này vào nhóm Liêm Chính Khoa Học, tuy nhiên vì các admin không muốn nhóm này biến thành nơi điểm báo nên không duyệt. Tôi thấy bài này có nhiều điểm đáng để cộng đồng khoa học VN tham khảo, nên muốn tóm tắt lại bài này và giới thiệu ở đây (xin cảm ơn chị Dương):
https://www.nytimes.com/2017/10/13/world/asia/china-science-fraud-scandals.html
Bài báo năm 2017 này kể lại chuyện giấc mơ vươn thành bá chủ khoa học của Trung Quốc đang gặp trở ngại vì chính sách “ép công bố” của các viện trường, trong hoàn cảnh nền văn hóa khoa học còn chưa được xác lập ổn ở Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc gặp áp lực phải công bố nhiều, cộng thêm nhà nước đầu tư rất nhiều tiền vào nghiên cứu khoa học nên điều kiện tài chính dồi dào, bên cạnh tình hình chung là nền khoa học TQ đang phát triển tốt thì có một bộ phận tạm gọi là sa ngã, dẫn đến các hành vi không trung thực trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt như:
+ “mua” bài báo ở chợ đen, có nhiều kiểu mua, từ mua lời review tốt đến mua hẳn giải pháp turn-key (có người viết rồi xuất bản bài cho để đứng tên)
+ giả tạo số liệu, nhằm tạo ra kết quả ấn tượng để đăng trên tạp chí danh tiếng
Những trò thiếu trung thực đó được bài báo mô tả là tuy cũng có ở phương Tây, nhưng có vẻ được đẩy lên cực độ ở Trung Quốc, đến mức việc mua bán bài báo khoa học được quảng cáo ở trang mua bán Taobao. Vì nhiều quá, nên những trò gian manh cũng có lúc bị bại lộ, dẫn đến các scandals rút bài hàng loạt của một số tạp chí khoa học danh tiếng, rồi chính phủ Trung Quốc phải nhảy vào điều tra.
Các stakeholders tham gia như thế nào vào hệ thống khoa học dỏm này (chỉ là một phần trong khoa học TQ, chứ không phải kết luận khoa học của TQ là dỏm):
+ Nhà nghiên cứu tồi: tham gia các đường dây mua bài báo, đạo văn, hoặc giả tạo số liệu, để đăng bài, mà phải cố đăng ở các tạp chí càng xịn càng tốt (họ bị ám ảnh bởi impact factor và SCI)
+ Viện nghiên cứu, trường đại học: thưởng đậm cho bài báo được công bố ở tạp chí xịn (ví dụ có nhóm công bố bài ở Cell được thưởng 2 triệu đô), đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải publish bài vừa nhiều vừa ở những tạp chí có impact factor cao, có lẽ là để thể hiện tính hội nhập quốc tế của trường và nhằm tăng bậc trong các bảng xếp hạng.
+ Nhà nước: bơm tiền dư dả cho nghiên cứu (để đạt mục đích dẫn đầu về khoa học), chi tiền thu hút những nhà khoa học tài năng khắp thế giới về Trung Quốc, khi có scandals lớn thì cơ quan quản lý khoa học của nhà nước phải tổ chức điều tra và bóc tách các đường dây khoa học “đen” – việc điều tra được cho là rất khó khăn vì những trò gian trá được tổ chức rất tinh vi.
+ Nhà nghiên cứu tốt: trong bài có đề cập đến lực lượng ngày càng đông những nhà nghiên cứu Trung Quốc được đào tạo tốt ở nước ngoài rồi quay về Trung Quốc, họ mang theo văn hóa khoa học tốt từ phương Tây và góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học đàng hoàng ở Trung Quốc.
Nguyên nhân:
Theo các nhà khoa học Trung Quốc nhìn nhận, họ gặp vấn đề lớn từ sự thiếu tầm nhìn của các trường đại học và viện nghiên cứu, cùng với cơ chế trừng phạt nhẹ hều đối với các trường hợp gian lận.
(Compounding the problem, they say, is the fact that Chinese universities and research institutes suffer from a lack of oversight, and mete out weak punishments for those who are caught cheating.)
Kết quả là một nền khoa học quen với việc nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm về đạo đức.
(Put these together and the result is an academic system that is willing to wink at ethical lapses, they say.
“In America, if you purposely falsify data, then your career in academia is over,” Professor Zhang said. “But in China, the cost of cheating is very low. They won’t fire you. You might not get promoted immediately, but once people forget, then you might have a chance to move up.”)
Ở đoạn kết, bài báo trích lời một người chuyên nghiên cứu về đạo văn ở Trung Quốc, nói rằng để xây dựng một nền văn hóa coi trọng sự trung thực (hay như ta gọi ở đây là liêm chính khoa học), thì phụ thuộc vào lương tâm của các cá nhân trong cộng đồng khoa học.
(“When it comes to research culture and academic integrity, it all depends on self-discipline,” said Zhang Yuehong, editor of the Journal of Zhejiang University, who has studied the problem of plagiarism in research articles. “We need to work harder to develop a culture of integrity.”)
—
Bình luận:
Vấn đề thiếu trung thực trong việc làm khoa học đã được bàn trên thế giới nhiều năm, vì dù sao cũng không tránh khỏi có người này người nọ, kể cả ở các nền khoa học phát triển vẫn dính vào; gần đây như bài báo ở NYT này là bàn về tình hình ở Trung Quốc ở cấp độ “sai có hệ thống”. Cho nên bàn chuyện ấy ở Việt Nam cũng chẳng phải quá sớm, mà thực ra càng sớm càng tốt; khoảng 1-2 năm gần đây có dấu hiệu một số trường đại học lấy số lượng bài báo ISI để thưởng mà ít quan tâm chất lượng nghiên cứu, dẫn đến các trò “mua” kết quả (không biết có nơi nào mua phải bài báo từ đường dây chợ đen như đã xảy ra ở Trung Quốc không), rồi lạm phát các bài báo mà chất lượng thượng vàng hạ cám.
Nếu cộng đồng khoa học Việt Nam tự động viên nhau để tập trung vào con đường nghiên cứu đàng hoàng, tạo ra những quy ước để trừng phạt nghiêm khắc những hành vi gian lận, thì chắc sẽ giúp ta tránh đi vào vết xe đổ mà nền khoa học Trung Quốc đang phải đối phó.
Shared link: https://www.nytimes.com/2017/10/13/world/asia/china-science-fraud-scandals.html
Statistics:
Likes: 94, Shares: 8, Comments: 17
Like Reactions: 85, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 7, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0