Goo Lolly – 2020-09-09 00:38:49
Những chuyện tiêu cực trong công bố khoa học gần đây khiến mình có đôi điều suy nghĩ và muốn được nêu lên đây để mọi người thảo luận. Trước tiên, mình thấy là các công trình khoa học hiện nay, muốn được công bố thì phụ thuộc quá nhiều về người kiểm duyệt (editors). Vô tình họ có quyền quyết định hay nôm na là quyền lực. Ngoài ra, do nhu cầu được công bố/ đăng bài mà dẫn đến tiêu cực trong khoa học. Nếu một người không có network tốt, đôi khi mất rất nhiều thời gian, công sức mới được đăng bài. Trong khi đó, cũng có người vì có network ( đặc biệt là với các editors) mà họ đăng bài rất dễ và rất nhiều. Mình chợt nghĩ sao các nhà khoa học không thay đổi theo hướng tích cực và chủ động hơn? Đó là khi mình có bất kỳ kết quả nghiên cứu gì, mình không cần gửi cho tạp chí nào cả. Mình chỉ việc đăng chi tiết lên web, fb, tweeter, forum hay bất nền tảng nào của mình. Những người quan tâm về lĩnh vực này (gồm cả các chuyên gia đầu ngành) sẽ tự động search khi cần. Khi họ đọc bài mình, họ sẽ tự động mà làm các bước sau:
1- Kiểm chứng xem kết quả nghiên cứu có thật không? Bằng cách làm lại các bước trong bài người viết đã nêu ra.
2- Kết quả nghiên cứu này họ có ” dùng” và phát triễn nó thêm nữa không?
Một người làm nghiên cứu giỏi sẽ tự khắc gây tiếng vang trong cộng đồng. Từ đó có nhiều followers, tự động sẽ nổi tiếng và từ đó cũng sẽ có thu nhập thụ động từ quảng cáo, giống như các youtuber hay fber hiện tại vậy. Lúc đó, nhà khoa học chả cần phải bán bài và các trường cũng chả cần mua bài. Cái họ cần làm là tìm mọi cách thỉnh giảng các thiên tài này về giảng dạy và tổ chức nghiên cứu, đào tạo để cho ra nhiều nhà khoa học hơn. Xin mọi người cho ý kiến.
Statistics:
Likes: 21, Shares: 0, Comments: 19
Like Reactions: 15, Haha Reactions: 6, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 0, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0