Chính Trực – 2020-09-08 08:00:00
NHÀ XUẤT BẢN HAY HỘI ĐOÀN?
Xin chào diễn đàn! Tôi xin chia sẻ 1 ý kiến về xác định uy tín/chất lượng tạp chí khoa học.
Vì nhiều lí do, chúng ta thường xác định uy tín tạp chí theo uy tín NXB, theo các danh mục như ISI, scimagojr, gần đây là theo tính chất Open Access hay không. Cách này sẽ dẫn tới tình trạng cá mè một lứa, thật giả lẫn lộn, thậm chí có chuyện tức cười. Ví dụ, ở Springer có tạp chí Publications mathématiques de l’IHÉS. Để có bài ở tạp chí này phải nghiên cứu từ vài năm tới cả chục năm, thậm chí cả đời. GS Ngô Bảo Châu của VN không biết bao giờ mới có bài thứ 2 ở tạp chí này. Nhưng tạp chí này không có trong danh mục của scimagojr, và ở danh mục của Nafosted chỉ được nghiệm thu ở hạng tạp chí quốc tế uy tín. Cũng ở Springer, có tạp chí Journal of Engineering Mathematics, độ khó thấp, tôi nghĩ là dễ, 1 nghiên cứu viên trẻ có thể nghiên cứu 1 tháng xong 1 bài. Nhưng tạp chí này lại có H-index 49 ở scimagojr, và đc Nafosted nghiệm thu ở hạng ISI uy tín, uy tín hơn hẳn Publications mathématiques de l’IHÉS.
Vậy nên, chúng ta cần từ bỏ cách định uy tín theo NXB, mà xác định theo hội, đoàn, các tổ chức khoa học chuyên nghiệp. Bản chất của NXB chỉ là nơi xuất bản, tạp chí của 1 giáo sư, của 1 trường, của 1 hội khoa học quốc gia, hay của một liên đoàn quốc tế, họ cũng xuất bản hết. Nhận thức được điều này, chúng ta sẽ thấy một bài ở tạp chí ISI do 1 giáo sư tổ chức có chất lượng như một bài ở Workshop do 1 liên đoàn quốc tế tổ chức chỉ là chuyện hy hữu.
Tôi nghĩ chỉ cần căn cứ vào hội đoàn là biết được uy tín chất lượng của tạp chí, có hay không có trong danh mục này danh mục kia, OA hay CA không phải là việc phải bàn. Việc này cũng không có khó gì với các hội đồng lập danh mục. Chúng ta có đá banh chuyên nghiệp đâu, nhưng ai cũng biết 1 giải đấu thuộc FIFA là thế nào so với 1 giải đá banh do báo Thanh Niên tổ chức. Ví dụ, tôi hoàn toàn không biết gì về ngành hóa, cũng không biết bên ngành hóa có tạp chí nào. Nhưng để làm ví dụ cho post này, tôi nhìn sang nước Mỹ, tôi thấy có tổ chức American Chemical Society. Trong tổ chức này, tôi lấy hú họa 1 tạp chí ACS Applied Bio Materials. Tôi chưa kiểm tra tạp chí này có trong các danh mục nào, ISI hay gì, nhưng tôi nhận định đây là tạp chí đầu ngành Hóa chắc không có nhà hóa học nào phản đối. Cũng vậy, nhìn sang nước Anh, tôi thấy có tổ chức Royal Society of Chemistry, tôi cũng lấy hú họa tạp chí Nanoscale và khẳng định luôn đây là tạp chí đầu ngành Hóa mà không cần kiểm tra các danh mục, nhà xuất bản, OA hay CA, với lưu ý tôi ko có chuyên môn gì về ngành Hóa.
Chúng ta làm nghiên cứu chuyên nghiệp, sao không căn cứ vào các tổ chức chuyên nghiệp, mà đi căn cứ vào các NXB, các danh mục này nọ.
Lê Trường Sa
Statistics:
Likes: 28, Shares: 2, Comments: 14
Like Reactions: 28, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 0, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0