Phuong Nguyen – 2020-09-05 12:22:34
Hôm qua mình nhận ra bác Út có trong danh sách bạn bè ít ỏi của mình, thế là mình làm thân vào giới thiệu cuốn sách (tải miễn phí) của MIT về các loại hình vi phạm liêm chính học thuật,([https://direct.mit.edu/books/book/4598/Gaming-the-MetricsMisconduct-and-Manipulation-in?fbclid=IwAR0qRKxpCiCFdfH0bVgoqMPppYZiU5rnIOWTbcPsRGKffE6y-8ivN80Okhc](https://direct.mit.edu/books/book/4598/Gaming-the-MetricsMisconduct-and-Manipulation-in?fbclid=IwAR0qRKxpCiCFdfH0bVgoqMPppYZiU5rnIOWTbcPsRGKffE6y-8ivN80Okhc)), nói mục đích của mình chỉ mong muốn các nhà quản lý học hỏi để tránh hợp tác/đầu tư sai chỗ, cũng nói mình ủng hộ ưu tiên hợp tác/đầu tư trong nước, chỉ nên hợp tác với nước ngoài khi việc này đem lại cơ hội học hỏi thực sự cho nhà nghiên cứu và sinh viên, giúp nâng nội lực của VN.
Bác ấy khá cởi mở, còn cảm ơn mình, và tiếp tục trao đổi thêm về hợp tác trong nước, ngoài nước. Mình thấy thân hơn lại nói thêm về cách quản lý theo “Văn hoá kiểm toán”. Nói nghiên cứu khoa học không giống sản xuất, nó cần có thời gian học hỏi, suy nghiệm, thậm chí là “cảm hứng”, và không chắc chắn về kết quả, giống như khám phá tìm đường, thử một hướng không có kết quả quay lại thử hướng khác. Thế mà trong đầu lúc nào cũng treo một ý nghĩ về số bài báo đã đăng ký, rồi giải trình, thưởng phạt, thì người ta dễ kiếm đại cái gì nho nhỏ, chắc có kết quả, hoặc sử dụng các chiêu thức giang hồ, miễn sao ra được báo, bởi nếu không làm vậy thì thảm, con đói vợ khóc. Và mình hỏi bác ấy, như vậy có phải lỗi của mô hình quản lý, nhà quản lý lớn hơn lỗi của mấy nhà nghiên cứu vi phạm liêm chính học thuật kia không?
Bác ấy khen mình “lý thuyết cao siêu”, nhưng nói mình “mâu thuẫn” và “có dấu hiệu không chân thành” vì trước đó mình nói không có làm quản lý, cũng không có điều kiện tham khảo nhiều mô hình quản lý, chỉ là cảm thấy mô hình đó gây áp lực, dễ khiến người ta vì theo đuổi các chỉ tiêu mà xa rời thực chất. Sau đó mình giải thích thêm là mình hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm làm việc của mình, chứ mình không có được học hay đọc bài bản về các mô hình quản lý. Nhắm giải thích vì đâu mình có những suy nghĩ như vậy, mình đưa ví dụ về Claude E. Shannon, người cả chục năm không xuất bản nhưng khi xuất bản chỉ hai bài báo đặt nền móng cho Lý Thuyết Thông Tin mà nhân loại theo đuổi suốt mấy chục năm sau, để minh hoạ cho ý người nghiên cứu cần có sự thong dong mới dám theo đuổi thử nghiệm những vấn đề lớn, sâu sắc. Với mô hình quản trị theo “văn hoá kiểm toán” thì người ta chỉ làm cái gì chắc ăn và dễ bị “mời gọi” vi phạm liêm chính học thuật để nhanh đạt được các chỉ tiêu. Và như vậy thì việc quy toàn bộ trách nhiệm cho những nhà khoa học mắc sai lầm kia là đơn giản hoá vấn đề, và nếu ta không xem lại mô hình quản lý thì vấn đề sẽ lặp lại, chỉ với dạng hình khác mà thôi.
Đến đó thì bác ấy không trả lời nhưng comments vẫn ở đó và bắt đầu có người vào like các comments của mình. Mình cũng không rõ là bác ấy do chưa có thời gian xem, hay là thấy comments vẫn chấp nhận được. Nhưng sau đó mình phạm một lỗi tày liếp, vì muốn bảo vệ cho ý định tốt đẹp của mình, mình hỏi bác ấy nghĩ mình có thể có ý định “không chân thành” gì khi trao đổi gì những điều này, nếu không phải là mong muốn đóng góp ý kiến xây dựng một môi trường tốt cho người làm nghiên cứu, hoặc chí ít đưa ra một ý kiến bênh vực cho những người đang bị cho là phải chịu toàn bộ trách nhiệm về sai phạm liêm chính học thuật kia?
Sau câu hỏi đó thì bác ấy block mình. Mình buồn quá, chỉ vì muốn chứng minh thành ý mình lại đánh mất cơ hội trao đổi, truyền thông điệp đến một nhà quản lý.
Các bác có nghĩ chúng ta cũng nên bàn về việc làm sao chúng ta có thể truyền những điều chúng ta tìm hiểu được về liêm chính học thuật đến các nhà quản lý, mà không khiến họ cảm thấy bị tấn công không ? Vì chỉ như vậy ta mới có thể thực sự “giúp” được họ, và thông qua họ mang lại những thay đổi tích cực cho môi trường học thuật ở Việt Nam. Chúng ta cũng nên tìm hiểu, bàn bạc về các mô hình quản lý khoa học chứ nhỉ ? Chẳng phải đó mới là gốc rễ vấn đề sao ?
Statistics:
Likes: 134, Shares: 11, Comments: 117
Like Reactions: 107, Haha Reactions: 20, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 4, Sad Reactions: 1, Angry Reactions: 0