Phung Ho Hai – 2020-09-01 14:51:15
Các bạn thân mến, tôi không nghĩ ta nên tập trung vào ” giạc ngoại xâm”. Tôi sợ khẩu hiệu đó hơi dân túy. Chúng ta thử nghĩ xem, những “nhà khoa học” vừa bị anh Tú bóc phốt, họ có “xâm lược” chúng ta không? Hay là chính họ được mời chào, hoặc ít nhất là cũng theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận? Nếu chúng ta chỉ tập trung vào “phần ngọn”, chuyển sự phẫn nộ của công chúng sang những người mà việc ta phỉ nhổ họ, đổ mọi tội lỗi cho họ là an toàn cho chúng ta, liệu chúng ta có giải quyết được bản chất vấn đề không?
Bài nghiên cứu của anh Tú giống như một trái bom trước công luận. Nhưng thông điệp của nó là, những đơn vị mua bán bài đã không còn kiểm soát được nữa. Họ không muốn như vậy, tôi tin thế, nhưng họ mất kiểm soát, vì lượng giao dịch trở nên quá lớn, và quan trọng hơn, không có cơ chế kiểm tra chất lượng. Những ví dụ anh Tú đưa ra nói lên nhiều điều.
Thứ nhất, sự việc là hệ quả tất yếu của của sự xuống cấp về đạo đức trong nghiên cứu khoa học, khi khoa học bị coi là hàng hóa. Ở đây cần làm rõ. Chúng ta có thể châm chước, thông cảm cho ai đó, nhưng trắng là trắng, đen là đen. Khi nhà khoa học bắt đầu không trung thực, nghĩa là tự mất kiểm soát, và không có cơ chế kiểm soát, anh ta sẽ trượt dốc không phanh.
Thứ hai, như anh Tú đã phân tích, nếu chúng ta không đi vào thực chất nghiên cứu mà chỉ dựa vào các tiêu chí định lượng, chúng ta sẽ rất dễ bị “qua mặt”, để lọt các bài báo, tạp chí kém chất lượng. Chúng ta đang nhìn thấy dấu hiệu của tình trạng “đầu nậu” khoa học. Một khi đạo đức khoa học đã xuống cấp, thì vấn đề này sẽ không hạn chế trong các giao dịch mua bán bài, mà sẽ lan sang cả việc nghiệm thu các đề tài do nhà nước tài trợ, đầu tư cũng như trong các hoạt động nghiên cứu khác. Trong thực tế tôi tin là đã có rồi. Mức độ tới đâu chúng ta chưa biết mà thôi.
Cuối cùng tôi muốn nói đến phản ứng của chính chúng ta. Nhiều người chỉ trích TN về một số bài viết không thuyết phục, chụp mũ, thiếu dữ liệu. Thực tế, không ít người khác ủng hộ TN. Nhưng thường họ “mong manh”, họ không nắm rõ vấn đề, họ sợ ủng hộ nhầm, họ ngại lên tiếng, vì ” lỡ có một vụ đấu đá ở đây thì sao?” Rất nhiều người có thể tự tìm hiểu như anh Tú đã làm, có thể không sâu sắc như vậy, nhưng chắc chắn nếu tìm một chút thôi cũng sẽ thấy vấn đề. Và vấn đề ở ngay trong nước thôi, chẳng cần ra nước ngoài. Nhưng rất tiệc họ không làm, mà thiên về phê phán về nguyên tắc.
Cuối cùng chúng ta thử nghĩ xem, cuộc tranh luận này để làm gì? Mục đích của chúng ta là gì? Nếu chúng ta làm mà không có mục đích, chỉ vì bức xúc tức thời, thì sợ rằng chỉ mất thời gian vô ích.
Statistics:
Likes: 183, Shares: 7, Comments: 67
Like Reactions: 168, Haha Reactions: 0, Wow Reactions: 2, Love Reactions: 12, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0