Thai D. Nguyen – 2020-09-22 01:44:05
VĂN HOÁ KHOA HỌC
Thân chào quý Bạn:
Cám ơn anh Duong Tu chia sẻ các tin quan trọng về các luật lệ, tổ chức có chức năng cần thiết duy trì liêm chính khoa học. Việc anh có những protocol giúp thực hiện liêm chính là một lời giải tích cực, mà sau sự cố mua bán publication của ĐH TĐT, chúng ta thật cần những giải pháp. Về thực tế, chúng tôi có kinh nghiệm rất khác, xin chia sẻ dưới đây.
Khi làm việc ở nước ngoài, chúng tôi rất ít nghe hay phải lưu tâm đến các luật lệ mà chúng ta đang mổ sẽ phân tích. Thực tình tôi chỉ được nghe nhiều luật lệ liên quan đến khoa học khi về Việt Nam. Suốt mấy chục năm từ khi là sinh viên đến faculty, chúng tôi không phải lưu tâm đến vấn đề tin giả trong các nghiêu cứu ở UCSF. Tại sao? Mình không có câu trả lời khẳng định. Chỉ xin gợi ý từ kinh nghiệm. Mình nhớ, trường nghiêm túc như một tu viện nhưng luôn động năng như một sân đấu. Để tồn tại, mọi người hoàn toàn chú tâm vào công việc và luôn nỗ lực tìm kiếm kết quả thí nghiệm để các đề xuất và lý thuyết của mình được chứng minh. Nhóm nào làm được, họ là mẫu mực của mình, thậm chí họ là thần tượng. Lấy patent, lập hãng, địa vị hay giầu có không phải là cứu cánh trong khoa học. Tôi nhớ, mỗi lần thay chairman của department thì các GS đều kiếm cách né tránh, họ không lưu tâm đến quyền lực quản lý hay mua danh bán tước trong môi trường của mình.
Bạn sẽ hỏi vậy gía trị của người làm khoa học là gì? Theo những gì tôi thấy, thì đó là kiến thức, thành tích và khả năng tư duy, sáng tạo. Sự thật và những khám phá mới mẻ chính là gíá trị tuyệt đối mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ. Họ cũng không ghen tị hay tranh giành với những người thành công, mà thường hợp tác để cùng khai triển rộng ra. Người ta phần lớn chỉ nói về những giải pháp cho những khó khăn của công việc, rồi thử nghiệm ngay ở phòng thí nghiệm để xác minh, thay vì tranh luận hơn thua. Có thế nói họ ăn, ngủ trong phòng thí nghiệm, nhìn ngắm các dữ kiện khoa học hằng ngày và suy luận, hít thở các thông tin khoa học như khí trời. Tôi không nói quá đâu! Các điều đó đã tạo cho người làm khoa học một lối sống và phong cách riêng mà chúng ta có thề gọi đơn giản là văn hoá khoa học. Họ cũng có những nhu cầu giầu có như mọi người, nhưng không để bị cám rỗ làm các điều không liêm chính. Thực ra một số họ có thể rất giầu từ tài năng và sản phẩm khoa học của mình.
Từ kinh nghiệm này, tôi nghĩ rằng tuy luật lệ là cần thiết trong giai đoạn khoa học Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng cũng sẽ có những cách lách luật như bao chương trình và rồi đổ vỡ mà chúng ta đã biết. Vậy văn hoá khoa học có thể giải cứu tình hình hiện nay? Tôi thiển nghĩ, câu hỏi cụ thể hơn nên là “làm thế nào để phát triển một văn hoá khoa học chung và lan toả ở Việt Nam?” Vì văn hoá là phong cách sống và giá trị thực sự của người làm khoa học; khi có văn hoá thì các vi phạm, gian lận sẽ không có môi trường tồn tại hay phát triển.
Chào thân ái và sẽ hân hạnh nhận được ý kiến của quý bạn.
Statistics:
Likes: 86, Shares: 4, Comments: 28
Like Reactions: 74, Haha Reactions: 1, Wow Reactions: 0, Love Reactions: 10, Sad Reactions: 0, Angry Reactions: 0